Trong thời cổ đại, các vương công quý tộc để tranh giành vương vị của mình, giữa huynh đệ ruột thịt với nhau dường như đều xảy ra đấu đá, hãm hại lẫn nhau, coi nhau như kẻ thù không đội trời chung, có ta thì không có ngươi, có ngươi thì sẽ chẳng có ta, điều này hoàn toàn không phải là điều gì xa lạ. Vậy thì tại sao ngai vàng lại có sức hút lớn đến thế? Không chỉ là đàn ông khát khao quyền lực, mà quan trọng hơn là hoàng đế có thể có được hậu cung rộng lớn, trong hậu cung còn có vô số các mỹ nữ quốc sắc thiên hương.
(Ảnh minh họa)
Nhiều phi tần như vậy, đương nhiên hoàng đế cũng sẽ có rất nhiều con cái, không tính đến con gái, chỉ riêng những vị hoàng tử, để có thể có được hoàng vị, họ tranh giành nhau bằng cả sinh mạng. Vậy thì ai là người được lựa chọn để thừa kế ngai vàng, ai mới có thể gánh được trọng trách trị vì đất nước? Đa phần đều theo tục lệ truyền cho con trai đích tôn (con trai do hoàng hậu sinh ra) hoặc con trai trưởng (con trai đầu tiên của hoàng đế).
Cho dù tục lệ này có lịch sử lâu đời nhưng nó cũng có những khuyết điểm rất lớn, đó chính là nếu như năng lực và chí hướng của con trai đích tôn hoặc con trai trưởng không thể gánh vác được ngai vị, nếu để anh ta lên ngôi hoàng đế, vậy thì đất nước sẽ rơi vào cục diện suy vong. Còn có một khuyết điểm nữa đó chính là những người con trai có dã tâm lớn khác sẽ không phục việc con trai đích hoặc con trai trưởng kế thừa ngôi báu, họ sẽ khởi binh tạo phản cũng là chuyện rất dễ xảy ra.
(Ảnh minh họa)
Ví dụ như trong thời Đường của Trung Quốc, Đường Cao Tổ Lý Uyên đem binh tiêu diệt nhà Tùy thối nát, đồng thời lập nên nhà Đường, vốn dĩ ông cũng dựa theo tục lệ lập con trai trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái tử nhưng con trai thứ là Lý Thế Dân lại không phục với sự sắp xếp này. Vì năng lực của ông xuất chúng, văn võ song toàn, còn lập được không ít công lao to lớn trong cuộc chiến tranh tiêu diệt nhà Tùy cùng cha mình, đương nhiên không chịu thấp hơn kẻ khác một bậc. Thế nên đã phát động binh biến Huyền Vũ Môn, trong cuộc binh biến tạo phản này, đích thân ông đã giết chết huynh trưởng của mình, đồng thời ép cha mình là Lý Uyên phải truyền ngôi cho mình.
(Ảnh minh họa)
Hay như trong thời nhà Minh của Trung Quốc, trước khi Chu Nguyên Chương chọn người lập làm Thái tử, con trai trưởng Chu Tiêu đã qua đời vì bệnh nặng, thế nên Chu Nguyên Chương đã lập cháu đích tôn của mình làm Thái tử kế thừa vương vị, nhưng em trai của Chu Tiêu là Chu Đệ lại không phục lựa chọn này của Chu Nguyên Chương. Theo lý mà nói thì sau khi anh trai Chu Tiêu qua đời, ông đã có tư cách thừa kế ngai vàng nhưng Chu Nguyên Chương nhất quyết không chọn ông mà lại chọn người cách thế hệ để truyền ngôi. Điều này khiến Chu Đệ với thế lực to lớn không thể nuốt nổi cục tức này, vì thế Chu Tiêu vừa qua đời thì ông đã vội vã khởi binh tạo phản, giết chết cháu trai ruột của mình rồi tự xưng vương. Vậy thì tại sao trong triều Thanh có rất nhiều thân vương như vậy mà lại chẳng có ai đứng ra tạo phản?
(Ảnh minh họa)
Đầu tiên phải nói về bối cảnh xã hội trong thời kỳ này. Triều Thanh từ khi thành lập, cũng giống với những triều đại khác, đều có rất nhiều thân vương. Nếu người dân bình thường muốn làm hoàng đế, vậy thì đó là điều hoàn toàn không thể, nhưng đối với những vương công quý tộc trong hoàng thất mà nói, họ đương nhiên sẽ có rất nhiều cơ hội, đặc biệt là những thân vương nắm đại quyền quân sự, họ chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà vua. Vì thế, các đời hoàng đế đều sẽ nghĩ đủ mọi cách để áp chế, kiểm soát họ, tránh việc họ khởi binh tạo phản. Triều Thanh có lịch sử hơn 300 năm, cũng đã cho ra đời vô số thân vương, đặc biệt là cuối thời Thanh, khi Trung Quốc rơi vào cảnh khốn khó, sau khi Từ Hy Thái Hậu cầm quyền thì thế cục này càng được thể hiện rõ rệt hơn.
(Ảnh minh họa)
Nhưng cho dù là một người phụ nữ cầm quyền thì cũng chẳng có một vị thân vương hoàng tộc nào đứng ra tạo phản. Có 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất, thân vương triều Thanh không thể nối ngôi, nếu muốn tiếp tục duy trì danh phận thân vương, vậy thì bắt buộc phải có được sự đồng ý của hoàng đế và phải lập được công lao cho đất nước. Thứ hai, triều đình tiến hành giám sát nghiêm ngặt đối với các thân vương, họ không hề có cơ hội để tạo phản. Thứ ba, các thân vương không thể giao thiệp quá sâu với các đại thần, quan lại khác, điều này cũng khiến các thân vương rơi vào cảnh bị cô lập, thế nên càng không có cơ hội để cấu kết với người khác hòng tạo phản.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
Theo Vũ Phong/Công lý & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://xahoi.congly.vn/tai-sao-trieu-thanh-co-rat-nhieu-than-vuong-nhung-chang-co-ai-dam-tao-phan-286259.htmlTheo Vũ Phong/Công lý & Xã hội
Chủ đề liên quan:
càn long cướp ngôi Lịch sử Trung Hoa lịch sử trung quốc nhà thanh tạo phản thân vương triều đại nhà Thanh