Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Tăng huyết áp xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ

Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cả nước hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp (THA) và mắc bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp là căn nguyên chủ yếu gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận... khiến rất nhiều người bị tàn phế hoặc mất đi khả năng lao động mỗi năm. Các biến cố tim mạch này đang là nguyên nhân Tu vong hàng đầu tại Việt Nam. Điều đáng báo động là THA xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ, người làm việc văn phòng. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân THA từ 25 tuổi trở lên đã tăng lên đến 47% vào cuối năm 2018, trong khi 10 năm trước đó, con số này chỉ dừng ở mức 25%. Điều đáng nói, người bệnh THA thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí đa số không biết mình bị bệnh. Có đến 51,6% người bệnh THA nhưng không biết mình mắc bệnh. 38,9% bệnh nhân đã biết mình bị THA nhưng chưa điều trị. 63,7% người bị THA được điều trị, nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu dưới 140/90mmHg.

Nhận biết triệu chứng THA

Triệu chứng THA thường diễn biến thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà gây ra thì rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện THA, trong khi trước đó không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu THA nào. Một số trường hợp có thể có các triệu chứng THA thoáng qua, như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số bệnh nhân khác có biểu hiện THA dữ dội hơn, chẳng hạn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của THA

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của THA. Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc bệnh THA. Vì vậy, kiểm soát huyết áp là điều vô cùng quan trọng giúp đề phòng đột quỵ. Mục tiêu điều trị THA là giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định, thường ở mức dưới 140/90mmHg. Nếu thuộc nhóm đối tượng có kèm các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, bác sĩ sẽ thiết lập mức huyết áp mục tiêu thấp hơn nữa (có thể dưới 130/80mmHg).


Kiểm tra huyết áp cho người trong độ tuổi lao động. Ảnh: TM

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa đột quỵ, bệnh nhân THA cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi được chỉ định dùng Thu*c hàng ngày, đừng nản chí vì hầu hết các bệnh lý tim mạch đều phải dùng Thu*c suốt đời. Ngoài ra, nhớ đi khám sức khỏe định kỳ, tái khám đầy đủ theo lịch hẹn, kiểm tra huyết áp và thực hiện các xét nghiệm cơ bản theo chỉ định (điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa máu,...). Lưu ý, ứng với mỗi thời điểm mà tình trạng bệnh có thể diễn tiến khác nhau, do vậy bệnh nhân không được dùng lại toa Thu*c cũ, đặc biệt là những khi thời gian dài không tái khám.

THA có thể được chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, bằng cách dùng Thu*c trị THA hoặc phải kết hợp cả hai. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh THA, thể trạng bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là điều trị không dùng Thu*c và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên tắc dinh dưỡng phòng ngừa THA

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA như: tuổi cao, hút Thu*c lá, uống nhiều rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh.

Giảm cân (với người thừa cân, béo phì): Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ THA. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị THA. Vì vậy, cần duy trì cân nặng, vòng eo ở mức hợp lý. Cụ thể người nam cần giữ vòng eo dưới 90cm và người phụ nữ cần giữ vòng eo dưới 80cm. Cân nặng, cần duy trì chỉ số khối cơ thể hay BMI ở mức 22.

Giảm muối trong khẩu phần ăn: Nhiều người đang có thói quen ăn mặn. Do đó, việc giảm lượng muối ăn là rất cần thiết trong phòng ngừa bệnh THA. Hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (không quá 1.500mg muối/ngày - tức là khoảng một nửa thìa cà phê). Có nhiều biện pháp có thể tham khảo để giảm lượng muối ăn hàng ngày tại gia đình một cách hiệu quả và thiết thực, bao gồm: không để nhiều loại nước chấm có muối trên bàn ăn, chủ động giảm muối trong nêm nếm, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp...

Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo trans: Cần hạn chế dùng các loại bánh ngọt, bánh nướng và các sản phẩm đóng hộp chứa nhiều chất béo trans cũng như các chất béo bão hòa có nhiều trong thịt động vật, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nên ăn các chất béo chưa bão hòa có nhiều trong cá biển, các loại hạt, dầu oliu, dầu hạt cải và quả bơ. Hàng tuần nên ăn cá từ 2-3 bữa, chọn các loại cá giàu omega-3, như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi. Dùng sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như mỡ, gan, tạng động vật. Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh.

Ngoài 3 nguyên tắc cơ bản trên, để ngừa bệnh THA, cần tăng cường các hoạt động thể lực, hạn chế các thức uống có cồn, không hút Thu*c lá, giảm tối đa stress, ngủ đủ giấc...

BS. Tuấn Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tang-huyet-ap-xuat-hien-ngay-cang-nhieu-o-nguoi-tre-n159625.html)

Tin cùng nội dung

  • () - Bố tôi 54 tuổi, có thói quen uống trà vào buổi sáng, nhưng gần đây bố bị tăng huyết áp và sỏi thận.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY