Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tới làng tranh khúc là mùi thơm ngào ngạt từ những nồi bánh chưng. gia đình bà nguyễn thị loan là một trong những hộ có nhiều thế hệ làm bánh chưng tại tranh khúc. năm nay hơn 70 tuổi, bà loan không thể tự mình đi chợ chọn từng bó lạt như trước đây. nhưng vì đã gắn bó với nghề từ khi lên 10 tuổi nên hằng ngày, bà vẫn sang phụ giúp các con gói bánh chưng. bà tươi cười chia sẻ: “cứ làm bánh là vui như tết, quen tay rồi, giờ không làm thấy nó trống trải không chịu được”.
Đúng là sống ở làng tranh khúc thì ngày nào cũng là tết. người rửa lá, người cắt thịt, người gói bánh, người buộc lạt… tất cả các công đoạn được phối hợp với nhau nhịp nhàng. người thì gói bánh to, người thì làm bánh nhỏ, những bàn tay tỉ mỉ nhưng cũng phải thật nhanh cho kịp giờ nấu bánh để sáng hôm sau còn giao cho khách.
Bánh chưng là niềm vui cũng là tâm huyết, là nỗi vất vả của người dân Tranh Khúc. Giống như các nhà khác trong làng, cứ mỗi dịp Tết đến, gia đình ông Nguyễn Quang Dũng không có thời gian để ăn ngủ. Mọi nếp sinh hoạt thường ngày sẽ phải rút ngắn lại để tập trung làm bánh chưng. Vừa buộc nốt cái bánh trên tay ông Dũng vừa chia sẻ: “Cứ Tết là nằm đâu ngủ đấy và phải thuê người làm chứ không làm xuể được”.
Theo ông dũng, bí quyết làm bánh chưng của làng không có gì đặc biệt, cũng từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong. tuy nhiên, để làm bánh chưng ngon phải rất cầu kỳ từ khâu chọn lá, chọn gạo, chọn đỗ. đặc trưng của bánh chưng tranh khúc là gói bánh 8 góc. bánh được luộc 6-10 tiếng, cứ cuối buổi chiều, các hộ bắc bếp nổi lửa, gần sáng bánh được vớt ráo nước, ép, rồi mang đi bán.
Ngày nay, do nhu cầu của khách hàng nên kích cỡ và loại bánh cũng phong phú hơn. Chiếc bánh cỡ vừa có giá dao động từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng, bánh to hơn thì khoảng 50.000 đồng đến 70.000 đồng, có loại lên đến 100.000 đồng.
Nhiều kích cỡ, nhiều loại bánh khác nhau đòi hỏi người gói bánh cũng phải có tay nghề cao. Bởi có những cơ sở sản xuất hơn 500 cái bánh mỗi ngày. Đặc biệt, các nghệ nhân ở Tranh Khúc có nhiều người gói bánh không cần dùng khuôn nhưng mỗi tiếng đồng hồ họ vẫn gói được hàng chục chiếc bánh vuông vức.
Nhờ tiếng lành đồn xa, ngày nay, nghề làm bánh chưng không chỉ tập trung trong làng tranh khúc mà còn mở rộng ra các khu vực lân cận. trong số đó phải kể đến cơ sở làm bánh chưng của chị nguyễn thị mai hương. chị là con gái làng tranh khúc nhưng lại lấy chồng làng bên rồi mang cả nghề của bố mẹ để lại sang bên nhà chồng.
Chị Hương cho biết, chị không nhớ biết làm bánh từ lúc nào, chỉ nhớ là lúc còn bé xíu đã được ông bà dạy cho cách làm bánh. Và giờ khi đi lấy chồng chị vẫn muốn gắn bó với nghề này dù có vất vả đêm hôm.
Gia đình chị hương làm đủ thứ bánh, từ bánh chưng to nhỏ đến bánh nếp, bánh dầy, bánh giò. những ngày thường chị cũng làm 300-400 chiếc bánh chưng nhỏ, 100-200 chiếc bánh to. ngày rằm, mồng một thì cũng phải 500-600 chiếc bánh to, còn ngày tết thì vô kể. “như tết năm ngoái, tôi gửi cả 6.000 bánh vào trong sài gòn, chưa kể làm để bán ngoài hà nội với các tỉnh khác” – chị hương tự hào khoe với chúng tôi.
Không chỉ đối với chị hương, gói bánh chưng đã là nét văn hóa đặc trưng trong ngày tết cổ truyền của người dân việt nam. bằng sự cần mẫn, sự yêu thương và trân trọng nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc, người dân tranh khúc đang góp phần gìn giữ và phát triển nét văn hóa đầy tự hào ấy.