Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Những loại giò ngon không thể thiếu trong dịp Tết

Giò là món ăn truyền thống của người Việt Nam đặc biệt vào những ngày lễ Tết, trong mâm cỗ không thể nào thiếu món ăn này. Cùng khám phá những loại giò ngon nức tiếng góp phần tạo nên nét ẩm thực Tết riêng biệt.

1. Giò lụa.

Giò lụa (miền Bắc) hay còn gọi chả lụa (miền Nam), là món giò dân dã phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày cũng như là trong mâm cổ ngày lễ Tết, cỗ cúng quan trọng. Giò lụa được làm từ nguyên liệu thịt nạc thăn giã nhuyễn, kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối xanh mướt và luộc chín.

Giò lụa được đánh giá là ngon nếu nó đạt được những tiêu chí: khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt mịn màng, không bị khô, cứng hay bã. Giò lụa ngon khi có mùi hương đặc trưng của thịt luộc và lá chuối tươi, ăn vào có vị ngọt đậm đà.

2. Giò thủ (giò xào).

Đây là loại giò truyền thống có nguồn gốc từ miền Bắc. Nguyên liệu để làm nên món giò độc đáo này, là sử dụng các bộ phận của đầu lợn như tai, mũi, má, lưỡi, vân vân, thái mỏng, xào chín với mộc nhĩ cùng với thịt nạc xay nhuyễn với bì lợn, tạo độ kết dính hoàn hảo.

Giò thủ có hương vị hấp dẫn, khi ăn kèm với dưa muối càng tăng thêm mùi vị đậm đà, ăn được nhiều mà không bị ngán. Đây là món giò không thể thiếu ở hầu như các gia đình miền Bắc, trong dịp tết Nguyên Đán cổ truyền.

3. Giò bò.

Đây là món ăn mang hương vị đậm đà, thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của mảnh đất xứ Quảng. Nguyên liệu cần có cho loại giò này là thịt bò loại ngon, kèm theo rau thì là cùng hạt tiêu dậy mùi, cay nồng.

Món giò này hoàn hảo hơn khi ăn kèm với dưa món, tỏi sống, tương ớt, nem, vân vân. Giò bò thường được ăn kèm với cháo chả, bún mắm nêm hay bánh mỳ kẹp thịt.

4. Giò me (giò bê).

Đây là đặc sản của vùng đất Nghệ An sương gió với độ thơm ngon, hấp dẫn không thua kém bất kỳ loại giò nào. Giò me có nguyên liệu chính là thịt bê, bê vùng Nam nghĩa dưới 1 tuổi mới là thịt ngon tuyệt hảo, trứng gà ác kết hợp với các loại gia vị đặc biệt, nhất là không thể thiếu nước mắm nguyên chất.

Giò me thường được hấp cách thủy trong 12 giờ. Thịt được hấp nên không bị khô, giữ nguyên độ ngọt, có màu hồng chín đều, ngon mắt. Khi ăn có vị ngọt mềm, hương vị thơm ngon không thể cưỡng lại được.

Giò me thường được dùng trong mâm cỗ ngày Tết, trẻ em hay người lớn đặc biệt là đấng mày râu rất thích món giò hấp dẫn này.

5. Giò bì.

Đây là loại giò đặc sản của vùng đất Hưng Yên. Nguyên liệu chính làm nên món giò này là thịt nạc, bì heo, nước mắm nhĩ loại ngon. Bì lợn sẽ được luộc chín, xắt mỏng trộn chung với thịt nạc xay nhuyễn cùng những loại gia vị khác.

Giò bì có độ giòn và dai đặc trưng, được ưa thích tại các mâm cỗ ngày Tết, thích hợp để nhâm nhi trên bàn tiệc, mùi vị ngọt thơm hấp dẫn.

6. Giò ngựa.

Là món giò độc đáo từ vùng đất Tân Yên, Bắc Giang. Giò làm từ thịt ngựa nạc và ngọt, không có gân, không dai có mùi vị rất lạ miệng. Để giò không bị khô, người ta thường trộn chung với một ít mỡ lợn, tạo độ kết dính tốt hơn vì thịt ngựa ít mỡ.

Đây là một trong những đặc sản, được nhiều người đặt hàng và tìm mua bằng được trong dịp tết.

Hồng Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-loai-gio-ngon-khong-the-thieu-trong-dip-tet-n127489.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lươn (thiên ngư) có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
  • Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị Thu*c an thần, làm ngủ ngon giấc,
  • Thịt dê không chỉ bổ dưỡng mà đã được coi là “bảo bối” phòng the của nhiều bậc đế vương giúp tăng cường S*nh l*.
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Mỗi độ Tết đến nhà nhà người người lại đổ xô đi mua sắm, làm đẹp, tân trang nhà cửa… Từ những nhu cầu đó lại phát sinh ra nhiều công việc “hái ra tiền” chỉ có trong dịp này.
  • Phép dưỡng sinh nói chung và dưỡng sinh ẩm thực nói riêng là một trong những di sản quý giá của y học cổ truyền phương Đông.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
  • Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY