Trong tuần 18, các mẹ có thể cảm nhận một cách rõ rệt sự chuyển động của con yêu trong bụng hơn những tuần thai trước. Điều này được gọi là thai máy. Theo dõi thai máy giúp các mẹ phần nào biết được tình trạng sức khỏe của con mình. Lúc này làn da của bé được bao phủ một lớp sáp gọi là vernix caseosa giúp da không bị ngấm nước ối. Tai của bé có thể thấy một cách rõ ràng, khả năng thính giác cũng được củng cố nhiều hơn vì vậy khi nói chuyện với con, các mẹ nên nói to, rõ ràng để bé nghe thấy giọng nói của mẹ.
Tay chân của thai nhi cũng cân đối với nhau, tóc bắt đầu mọc và thận đã bài tiết ra nước tiểu. Ngoài ra, nếu siêu âm 3D ở tuần 18, các mẹ có thể biết được giới tính của con mình vì lúc này cơ quan Sinh d*c của bé đã hình thành một cách rõ nét. Bé trai thì có tinh hoàn và D**ng v*t hoàn thiện. Bé gái thì tử cung, ống dẫn trứng đã nằm đúng vị trí.
Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn không biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì câu trả lời là, thời điểm này bé nặng khoảng 240-245 gram, dài 15-17cm tính từ đầu đến mông. Kích thước này tương đương với một củ khoai lang các mẹ ạ.
Mỗi em bé sẽ có một chút sai số về kích thước tùy theo từng giai đoạn, các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình “thấp bé nhẹ cân” hơn con nhà người khác.
Từ đầu thai kỳ đến tuần 18, mẹ bầu tăng trung bình thêm 5-6kg. Đây là mức tăng ổn định và hoàn toàn bình thường. Nếu vượt quá mức, chị em nên kiểm soát cân nặng bằng cách giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo động vật. Nhiều bà bầu ở thời điểm này đã bắt đầu có bụng bầu và dần thay đổi cách ăn mặc cho đúng dáng một mẹ bầu hơn. Hãy lựa chọn cho mình những bộ đồ thoải mái nhưng đừng vội mua sắm quá nhiều vì bạn vẫn còn tiếp tục tăng cân nữa đấy.
Do hormone estrogen tăng cao, thời điểm này chị em bắt đầu xuất hiện nám da trên mặt. Các vùng nách, đùi, bẹn, cổ, quầng vú trở nên thâm hơn. Một đường sậm màu kéo dài từ rốn đến xương mu cũng xuất hiện. Những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ mang thai và sẽ biến mất sau sinh. Chị em cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên mặc đồ chống nắng, bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời để hạn chế sự phát triển của các vết nám da.
Mặc dù các biểu hiện ốm nghén đã chấm dứt nhưng khá nhiều mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, hoa mắt khi bước sang tuần 18. Nguyên nhân là do huyết áp của chị em thấp hơn bình thường. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt thông qua chế độ ăn hàng ngày hoặc uống viên sắt để hạn chế tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
Những cơn đau ở một hoặc hai bên hông nhất thỉnh thoảng xuất hiện, đặc biệt là khi chị em thay đổi tư thế ngồi, nằm đột ngột hoặc sau khi vận động nhiểu. Đây là dấu hiệu đau dây chằng nâng đỡ tử cung do kích thước của thai nhi đang ngày càng lớn dần. Dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với sự phát triển của bé. Các mẹ có thể mát-xa cơ thể nhẹ nhàng hàng ngày, chườm ấm hoặc đi bơi thường xuyên sẽ cải thiện khá nhiều tình trạng đau dây chằng.
18 tuần là mốc khám thai quan trọng, đặc biệt với trường hợp thai phụ lớn tuổi, thai phụ có chỉ số độ mờ da gáy cao khi khám thai ở tuần 12. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ thai nhi có bị Down, dị tật ống thần kinh hoặc dị dạng nhiễm sắc thể hay không. Thậm chí bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định việc chọc ối để kiểm tra.
Các mẹ đã biết được thai 18 tuần nặng bao nhiêu rồi phải không. Đừng quên tiếp tục chế độ ăn khoa học để giúp con yêu ổn định cân nặng. Đồng thời chăm sóc cơ thể mình luôn khỏe mạnh mẹ bầu nhé!
Chủ đề liên quan:
khám thai 18 tuần sự phát triển của thai nhi 18 tuần thai 18 tuan thai 18 tuan nang bao nhieu Thai 18 tuần nặng bao nhiêu