Phần lớn thời gian ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ nằm trong tư thế quay mông hướng xuống cổ tử cung. Chỉ đến khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, bé yêu mới quay đầu xuống dưới cổ tử cung và gáy quay về phía bụng mẹ để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình.
Theo các chuyên gia, thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Với những mẹ mang thai lần đầu, bé sẽ thường quay đầu ở tuần thai 34-35. Còn nếu mang thai lần 2, các mẹ phải chờ đến tuần 36-37, thai nhi mới chịu quay đầu. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp hiện tượng này xảy ra sớm hơn.
Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 - 29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn. Thậm chí, một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5.
Ngoài việc xác định thai nhi quay đầu thông qua tuần thai, các mẹ có thể dự đoán điều đó dựa trên vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ. Mẹ hãy để ý xem bé đạp ở phần trên hay dưới bụng, lúc đó mẹ sẽ biết được bé đã thay đổi về vị trí chưa.
Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ thì mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.
Để giúp cho thi nhi thuận lợi quay đầu, tránh được các tư thế thai ngôi ngược hay ngôi sau, các mẹ bầu nên làm theo một số lời khuyên sau:
Ở thời điểm thai nhi quay đầu, mẹ đặc biệt cần lưu ý đến tất cả các loại ghế mà mình ngồi. Nếu mẹ ngồi ghế ôtô, hãy kê thêm một miếng đệm. Nếu mẹ ngồi ghế bình thường hãy lựa chiếc ghế đổ người về phía trước và luôn đảm bảo rằng đầu gối ở vị trí thấp hơn hông.
Với những mẹ bầu có công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì cũng nên thường xuyên giải lao và tìm cách đi lại để vận động.
Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.
Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp bé dễ xoay người hơn.
Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
Từ tuần 30-37 thai kỳ hoặc trong quá trình đau đẻ, mẹ có thể áp dụng bài tập này. Mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng sau đó đứng lên, ngồi xuống cho đầu gối sát vào ngực. Động tác này sẽ có tác dụng giúp thai nhi lộn nhào để quay về đúng vị trí sinh nở. Mẹ nên được thực hiện 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5-15 phút.
Từ tuần thứ 30 của thai kỳ, trong qua trình mẹ bầu bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi.
Để giúp thai nhi quay đầu dễ dàng, mẹ hãy nằm ở tư thế giơ chân lên cao, cơ thể mẹ ở vị trí dốc xuống đầu. Tư thế này có thể thực hiện từ tuần 30, lúc đó mẹ nên thực hành 3 lần/ngày lúc đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
>> XEM TIẾP:
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |