Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thai phụ bạc cả người vì uống 4 lít nước, 4 quả dừa mỗi ngày

Có rất nhiều quan điểm trong sản khoa do chậm cập nhật các thông tin mới ở quốc tế dẫn tới nhiều sản phụ và thai nhi gặp nguy hiểm.

Tại Hội nghị Khoa học và Chỉ đạo tuyến sản phụ khoa Hà Nội ngày 24/12/2021, PGS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết hiện nay còn rất nhiều quan điểm sai lầm trong chăm sóc và điều trị sản phụ khoa cần phải thay đổi.

PGS Ánh cho biết ông từng cấp cứu trường hợp 1 sản phụ mới mang thai hơn 6 tuần, đi siêu âm ối bằng đầu ngón tay cái nhưng bác sĩ tuyến dưới “phán” thiểu ối và cho người bệnh truyền dịch, uống 3 – 4 lít nước mỗi ngày. Với thể trạng bình thường uống quá nhiều nước, cộng với 4 chai dịch thì sản phụ nhanh chóng phải đi cấp cứu. Người bệnh tới trong trạng thái mệt mỏi, người bạc nhược vì uống quá nhiều nước.

Khi hỏi ra, bác sĩ ánh giật mình vì lý do uống quá nhiều nước của thai phụ bs ánh nhấn mạnh "ở thời buổi nào rồi còn có quan niệm cứ uống nước là nước sẽ chảy vào buồng ối, hay uống nước dừa làm trong ối".

Có sản phụ mới mang thai lần đầu mỗi ngày uống tới 3 - 4 quả dừa để hi vọng nước  ối trong, nhiều ối. PGS Ánh cho rằng đây đều là quan điểm sai lầm chỉ mang hại cho sức khỏe. Thiểu ối hay dư ối đều phải được theo dõi và điều trị đúng theo chuyên môn. Nếu hiểu nôm na thiếu nước ối thì uống nhiều nước, nước ối tăng lên thì không cần phải có các biện pháp kỹ thuật cao để truyền ối.

Khi bị thiểu ối, cách tốt nhất là truyền ối nhưng chỉ những bệnh viện đã triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai mới có thể can thiệp được vào buồng tử cung…Nhiều mẹ bầu khi siêu âm có tình trạng thiểu ối vội vàng đến các cơ sở y tế truyền dịch để bù ối. Kỹ thuật này chỉ mang tính chất tâm lý và không có tác dụng cải thiện dung dịch ối trong buồng ối - PGS Ánh cho biết.

Không riêng gì về truyền ối, PGS Ánh cho biết trong chuyên ngành sản phụ khoa hiện nay còn tồn tại rất nhiều quan điểm tréo nghoe. Có sản phụ ối cạn nhưng bệnh viện vẫn giữ lại cho uống nước, truyền ối và khi lên tới tuyến trên thì ối đã cạn sạch, dù bác sĩ có cố truyền nước ối theo đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công cấp cứu được thai nhi vô cùng thấp. Vì vậy, ông nhấn mạnh các bác sĩ cần điều trị theo khoa học, theo các phác đồ tiên tiến chứ không phải “hai xoa, ba đập” như hiện nay.

PGS Nguyễn Duy Ánh chia sẻ về sai lầm trong theo dõi sản phụ khoa.

Trong nhiều năm nay, BV Phụ sản Hà Nội luôn luôn tổ chức các hội nghị chỉ đạo tuyến chuyên ngành sản phụ khoa của thành phố như một công tác chỉ đạo tuyết quan trọng. PGS Ánh cho biết, để tuyến trên hoạt động hiệu quả có cơ hội cứu sống sản phụ và con phụ thuộc vào chẩn đoán ở tuyến dưới. Có không ít ca bệnh được tuyến dưới chẩn đoán quá muộn, bỏ qua thời gian vàng cấp cứu thì khi đến với bệnh viện tuyến trên đã không còn cơ hội nữa.

Đơn cử như trong hội chứng song thai truyền máu, nếu chẩn đoán muộn thì một bào thai sẽ bị biến chứng suy tim, suy não và T* vong trong bụng mẹ. Nếu tuyến dưới cùng chúng tôi hội chẩn và chúng tôi đưa ra yêu cầu chuyển viện ngay để can thiệp kịp thời thì sẽ cứu sống được cả hai bào thai. Hội chẩn từ xa bởi các bác sĩ đầu ngành về sản khoa chắc chắn sẽ giảm được ca chẩn đoán sai, giảm những xử lý sai lầm của tuyến dưới.

PGS Ánh tâm sự nhiều người quan niệm rằng chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới thì họ sẽ lấy hết bệnh nhân. Nhưng tôi quan niệm tuyến trên chỉ cần làm những kỹ thuật chuyên sâu còn lại để các bệnh viện tuyến dưới thực hiện. Vì vậy, với những kỹ thuật kể cả khó nhưng cơ sở làm được Bệnh viện Phụ sản sẽ chuyển giao hết.

K. Chi  

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/thai-phu-bac-ca-nguoi-vi-uong-4-lit-nuoc-4-qua-dua-de-tot-cho-nuoc-oi-401345.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY