Bạn nên biết hôm nay

Thai phụ mắc Covid-19 có cần nhập viện?

Tôi đang mang thai được 10 tuần thì không may mắc Covid-19. Liệu tôi có cần nhập viện luôn hay phải theo dõi dấu hiệu gì nếu điều trị tại nhà? (Mai Hoàng, 29 tuổi, Bắc Ninh)

Trả lời:

F0 mang thai dưới 37 tuần mà không có triệu chứng, nhất là những người đã tiêm đủ vaccine thì không nhất thiết phải vào viện theo dõi. Mẹ bầu hoàn toàn có thể điều trị tại nhà dưới sự giám sát của trung tâm y tế hoặc bệnh viện để tránh nguy cơ chuyển nặng.

Khi điều trị tại nhà, sản phụ cần giữ tinh thần lạc quan, không quá lo lắng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chuẩn bị sẵn trong nhà các loại thu*c. tuyệt đối không dùng những đơn thu*c tràn lan trên mạng.

Trường hợp bị sốt, F0 nên bù điện giải như oresol. Nếu sốt trên 38,5, thai phụ có thể dùng panadol (Thu*c không ảnh hưởng đến thành phần cấu trúc em bé). Nếu ho thì nên dùng Thu*c, xịt họng có tính sát khuẩn; xịt mũi khi ngạt. Tuy nhiên, F0 chỉ nên điều trị triệu chứng, có triệu chứng gì thì dùng Thu*c đó, không lạm dụng Thu*c dẫn đến phản tác dụng.

Bốn dấu hiệu cần chú ý khi điều trị tại nhà:

Sản phụ khi mắc Covid cần đo SpO2 thường xuyên, tối thiểu 4 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Ví dụ như mẹ bầu dậy lúc 8h sáng thì đo 8h, 12h, 16h và 20h. Nếu chỉ số 97% trở lên yên tâm, từ 96% cần chú ý, nằm nghỉ ngơi 30 phút mà chỉ số vẫn thấp thì vào viện.

Thứ hai, f0 khó thở do ngạt mũi thì cần đếm nhịp thở. nếu nhịp thở trên 20 lần trên phút là khó thở thể trung bình hoặc sản phụ tự cảm thấy khó thở nhiều.

Thứ ba, thai phụ sốt cao kéo dài từ 38,5 độ trở lên, phải phụ thuộc vào Thu*c hạ sốt, khi ngắt Thu*c lại sốt lại. Nếu kéo dài ba ngày, mẹ bầu cũng cần vào viện kiểm tra.

Cuối cùng, F0 đang sinh hoạt bình thường bỗng mệt mỏi không nguyên nhân. Đây cũng là một dấu hiệu chuyển từ thể nhẹ sang trung bình.

Ngoài ra, các mẹ có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như: đau bụng, ra máu, em bé đạp yếu đi nhỏ hơn 10 lần/2 tiếng; theo dõi mạch, huyết áp tại nhà nếu có dấu hiệu cao huyết áp, mạch nhanh, cơn đau tức ngực sẽ phải nhập viện...

Hiện, các nghiên cứu chỉ ra covid không ảnh hưởng đến cấu trúc em bé nhưng có thể làm tăng tỷ lệ tiền sản giật, đẻ non, thai chậm phát triển, thai lưu,... do đó, sản phụ khi khỏi covid-19 nên quay lại để kiểm tra sức khỏe để loại trừ các nguy cơ trên.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Định

Giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khoẻ sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thai-phu-mac-covid-19-co-can-nhap-vien-4433440.html)

Tin cùng nội dung

  • Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sản-Phụ khoa và Kế hoạch hoá gia đình,
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY