Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong phòng và điều trị cảm cúm, cải thiện chức năng xương khớp, phòng ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày,... tác dụng khi ăn tỏi sống là vô kể, tuy nhiên không thể lạm dụng, nên tuân thủ một số nguyên tắc để tốt cho sức khỏe.
Không chỉ dùng để nấu ăn, tỏi còn rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh. ảnh minh họa
Tỏi có tính nóng, vị cay, sinh viêm, động hỏa, tán khí hao huyết, không dành cho người thể nhiệt và người suy nhược cơ thể. ăn nhiều tỏi sống có thể làm hao tổn khí huyết, khiến cơ thể càng thêm suy nhược, gầy yếu.
Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi có thể phòng ngừa viêm gan, thậm chí còn có người ăn tỏi với số lượng lớn sau khi bị viêm gan, việc làm này hoàn toàn sai. trước hết, tỏi không tiêu diệt được virus viêm gan. thứ hai, một số thành phần trong tỏi có thể kích thích đường tiêu hóa của con người, ức chế tiết dịch tiêu hóa và khiến cho các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi ở bệnh nhân viêm gan ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị viêm gan.
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.