Được biết, từ ngày 23-2-2019 đến nay, DTLCP đã xảy ra trên đàn vật nuôi của 25.633 hộ, ở 2.234 thôn, 457 xã thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy hơn 214 nghìn con lợn, tổng trọng lượng hơn 14.390 tấn.
Đi đôi với tăng cường lấy mẫu giám sát, bảo đảm nề nếp, hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật, chất lượng hoạt động của các đội kiểm dịch lưu động; Thanh Hóa huy động hệ thống chính trị cùng nông hộ, chủ trang trại, doanh nghiệp quyết liệt, thực thi đồng bộ các biện pháp chống dịch; đã cấp 210.685 lít hóa chất, gần 1.267 tấn vôi bột để khoanh vùng, dập dịch, làm vệ sinh môi trường, khử trùng, tiêu độc các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn, các sản phẩm của lợn. Đến thời điểm này, có 27 huyện, thị xã, thành phố và 457 xã ở Thanh Hóa đã công bố hết dịch DTLCP.
Đầu tháng 2 năm nay, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã phát sinh và lũy kế dịch bệnh này đã xảy ra trên đàn gia cầm của 55 hộ chăn nuôi, ở 24 thôn, 18 xã, thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa. Lực lượng phòng chống dịch buộc phải tiêu hủy 61.611 vịt, ngan, 12.004 con gà, 1.175 con chim có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp cho các đơn vị 10.900 lít hóa chất sát trùng, 14 tấn vôi bột để thực hiện tiêu độc, khử trùng; cung ứng 10.029.220 liều vắc-xin tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm; tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đến nay có bảy huyện, thành phố, 12 xã trong tỉnh Thanh Hóa đã công bố hết dịch cúm gia cầm A/H5N6. Theo đó, tính đến 16 giờ ngày 13-3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tám thôn, sáu xã, thuộc bốn huyện chưa công bố hết dịch cúm gia cầm.
Trao đổi với ông Đặng Văn Hiệp – Chi cục trưởng chi cục chăn nuôi thú y cho biết: Tại thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã kiểm soát được DTLCP xã Thanh Xuân, Thanh Hóa là ổ dịch kiểm soát cuối cùng. Cúm gia cầm thì còn 04 ổ dịch trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền dông đến người dân tháng tiêu độc khử trùng, thực hiện công tác tái đàn, nâng công xuất, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện sinh học tái đàn lợn, kiểm soát tốt công tác vận chuyển và giết mổ động vật, lưu ý khi nhập động vật phải có nguồn gốc xuất sứ, có giấy kiểm dịch.
Chủ đề liên quan:
A/H5N6 cúm gia cầm cúm gia cầm A/H5N6 dịch tả lợn gia cầm hết dịch hiệu quả thanh hóa u Phi