Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thầy cô phải làm hết trách nhiệm với học trò trong phòng ngừa dịch bệnh

Dân trí “Thầy cô giáo chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm với học trò của mình trong việc phòng ngừa dịch bệnh, nếu không yên tâm thì phụ huynh không đưa con em đến trường đâu”, Chủ tịch Bạc Liêu chỉ rõ. Hà Nội: Học sinh nghỉ đến 8/3, riêng trường quốc tế đi học từ 2/3 Thêm nhiều địa phương cho học sinh THPT đi học trở lại từ ngày 2/3

Chiều ngày 1/3, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, ông Dương Hồng Tân - Phó giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, cho biết ngày 2/3 sẽ có khoảng 18.000 học sinh cấp THPT trở lại học sau nhiều ngày nghỉ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ngành Giáo dục Bạc Liêu đã tổng vệ sinh trường lớp, các cơ sở giáo dục làm rất tốt, giao giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm vệ sinh từng phòng học, bàn ghế, chuẩn bị nước sạch, xà phòng, dụng cụ rửa tay,…

Tuy nhiên, theo ông Tân, các trường cũng chuẩn bị trong khả năng của mình, chứ đáp ứng 100% học sinh cũng hơi khó. Do đó, Sở đề nghị trường, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em học sinh cần có ý thức tham gia vào việc vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh,…

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - ông Dương Thành Trung cho biết, sáng nay (1/3) khi đi kiểm tra 2 trường lớn trong tỉnh cho thấy việc chuẩn bị cho học sinh trở lại học vẫn còn rất “lơ tơ mơ”. Chỉ là chuẩn bị trong điều kiện bình thường thôi, chứ chưa nói nguy cơ có dịch, trường lớp có sạch sẽ một chút, nhưng rất sơ sài.

“Cái mà đáng lo ngại nhất là chỗ rửa tay. Tôi đi kiểm tra một trường có hơn 1.000 em học sinh, có 2 khu vệ sinh, mỗi bên có 3 vòi nước, nếu như mỗi em rửa tay khoảng 30 giây thì “3 ngày” mới giáp lượt. Trong khi đó, yêu cầu mỗi em ít nhất phải rửa vài ba lần, mà rửa tay là biện pháp tốt nhất trong các biện pháp phòng bệnh, như vậy là không yên tâm chút nào”, ông Trung lo lắng.

Ông Dương Thành Trung cũng đặt vấn đề, hay đặt trường hợp nếu một lớp nào đó có em học sinh có người thân từ Hàn Quốc về, thì phản ứng như thế nào trong lớp đó nhà trường cũng chưa chuẩn bị gì được.

“Bộ Giáo dục chỉ cho lùi một tháng, giờ hết rồi, quỹ thời gian không còn nữa, nếu như lùi thêm thì chỉ có việc dạy bù học bù thôi, mà áp lực chất lượng không thể tốt đươc. Thời điểm học đã đến rồi, không lùi được nữa, công việc chuẩn bị cho các em đến trường thời điểm này có thể nói là rất khó khăn”, ông Trung đánh giá.

Do đó, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu đề nghị ngay trong ngày học đầu tiên, Sở Giáo dục kết hợp các địa phương phải thành lập đoàn đến khảo sát tất cả các trường xem thực tế thế nào, từ cơ sở vật chất đến việc vệ sinh phòng bệnh của các em học sinh.

“Theo quy định, sau mỗi ngày phòng học phải được lau chùi, rồi ngay cả bàn ghế, sàn nhà,… sẽ tốn rất nhiều công sức, nếu tính toán không kỹ sẽ làm qua loa. Do đó, đề nghị các trường phải làm sạch hết trong khả năng có thể”, ông Trung yêu cầu.

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo tiết học đầu tiên các trường không tập trung cho học sinh chào cờ mà về phòng học, giáo viên lấy hướng dẫn của Bộ Y tế hướng dẫn thật kỹ cách phòng ngừa dịch bệnh cho các em học sinh.

“Thầy cô giáo chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm, bằng tình cảm với học trò của mình trong việc phòng ngừa dịch bệnh, nếu không yên tâm thì phụ huynh không đưa con em đến trường đâu.

Nhiều gia đình họ áp lực rất lớn, khi nghỉ học dài sợ chất lượng cuối năm sẽ khó, nhưng đưa con đến trường trong điều kiện hoang mang dịch bệnh như thế thì càng khó hơn”, Chủ tịch Bạc Liêu chỉ rõ.

Huỳnh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thay-co-phai-lam-het-trach-nhiem-voi-hoc-tro-trong-phong-ngua-dich-benh-20200301174005128.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY