Báo cáo năm 2021 của the lancet countdown về sức khỏe và biến đổi khí hậu đã đưa ra cảnh báo đỏ vì một tương lai mạnh khỏe của nhân loại, chỉ ra những rủi ro ngày càng tăng đối với sức khỏe và khí hậu. những rủi ro này làm trầm trọng thêm các mối nguy về sức khỏe mà nhiều người đã phải đối mặt, đặc biệt là trong các cộng đồng đã trải qua tình trạng mất an ninh lương thực và nước sạch, tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. các tác giả kêu gọi cần có hành động khẩn cấp, được phối hợp triển khai trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng một tương lai bền vững, lành mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Cần cắt giảm mạnh phát xạ khí metan để tránh thảm họa biến đổi khí hậu tồi tệ nhất. |
Trong báo cáo mới của lancet cho thấy, nhiều kế hoạch phục hồi hậu covid-19 hiện tại không phù hợp với thỏa thuận paris và do đó sẽ có những tác động lâu dài đến sức khỏe.
Thống kê của lancet cho thấy, năm 2020, số ngày bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các đợt sóng nhiệt của người trên 65 tuổi đã tăng thêm 3,1 tỷ so với mức trung bình cơ bản năm 1986-2005. người cao tuổi trung quốc, ấn độ, mỹ, nhật bản và indonesia bị ảnh hưởng nhiều nhất; biến đổi khí hậu và các tác nhân của nó đang tạo ra những điều kiện lý tưởng cho việc lây truyền bệnh truyền nhiễm, có khả năng làm cản trở những kết quả đạt được trong kiểm soát các bệnh như sốt xuất huyết, chikungunya, zika, sốt rét và dịch tả trong hàng thập kỷ.
Đặc biệt, hệ thống chăm sóc sức khỏe của hầu hết các quốc gia đang phát triển không được chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cú sốc do biến đổi khí hậu gây ra trong hiện tại và tương lai. chỉ 45 (49%) trong số 91 quốc gia trong năm 2021 cho biết đã thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sức khỏe và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Lancet chỉ ra rằng đại dịch covid-19 đã chứng tỏ nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế khi các nước phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu. các chính trị gia cần phải thể hiện khả năng lãnh đạo bằng hành động, hơn là những lời hùng biện tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của liên hợp quốc (cop26) vào ngày 31/10/2021 tại glasgow, scotland tới đây. cần phải nhanh chóng cắt giảm phát thải carbon để cải thiện sức khỏe và mang lại một tương lai bền vững, công bằng hơn.
Trong bối cảnh các quốc gia cam kết hàng nghìn tỷ đô la để tái khởi động nền kinh tế của họ giữa đại dịch Covid-19, báo cáo kêu gọi các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách sử dụng khoản chi tiêu công này để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng. Việc thúc đẩy phục hồi môi trường xanh bằng cách tạo ra việc làm xanh mới, cũng như bảo vệ sức khỏe, sẽ giúp cải thiện sức khoẻ người dân trong hiện tại và tương lai.
Phục hồi phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - bao gồm các khoản trợ cấp lớn cho dầu mỏ, khí đốt, than đá và hỗ trợ tài chính hạn chế cho năng lượng sạch - có thể đáp ứng các mục tiêu kinh tế có quy mô nhỏ và ngắn hạn, nhưng sau đó nó có thể đẩy thế giới đi chệch hướng vĩnh viễn, và sẽ khiến cho việc thực hiện mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5oC như đã nêu trong Thỏa thuận Paris trở nên bất khả thi.
Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, nhất là những người đang sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và tác động rất ít vào quá trình biến đổi của khí hậu. Do các chính phủ chuyển từ chi tiêu khẩn cấp sang phục hồi lâu dài sau đại dịch, điều quan trọng là phải chi nhiều hơn những khoản tiền này vào mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu, chẳng hạn như thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực năng lượng không phát thải carbon, lĩnh vực đang thiếu đi sự đầu tư cần thiết để giữ mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5oC.
Có hơn 70% quốc gia không đủ tài chính thức hiện phòng chống dịch bệnh từ biến đổi khí hậu. |
Báo cáo the lancet countdown cho thấy nhiều quốc gia chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe. trong một cuộc khảo sát của tổ chức y tế thế giới về sức khỏe và biến đổi khí hậu năm 2021, chỉ 45 trong số 91 quốc gia được khảo sát (49%) cho biết họ có kế hoạch hoặc chiến lược về sức khỏe và biến đổi khí hậu quốc gia. chỉ có 8 trong số 45 quốc gia đó báo cáo rằng đánh giá của họ về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe công dân đã cho thấy sự ảnh hưởng đến phân bố dân cư và phân bổ nguồn tài chính. cuộc khảo sát cho thấy 69% quốc gia cho biết không có đủ nguồn lực tài chính là một rào cản để thực hiện các kế hoạch này.
Giáo sư Anthony Costello, Giám đốc Điều hành của The Lancet Countdown cho biết: “Biến đổi khí hậu đang diễn ra và chúng ta đã thấy nó gây hại cho sức khỏe nhân loại trên toàn thế giới. Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 tiếp diễn, tất cả các quốc gia cũng đều phải đối mặt với một số vấn đề của cuộc khủng hoảng khí hậu. Báo cáo năm 2021 cho thấy dân số của 134 quốc gia đã trải qua tình trạng cháy rừng ngày càng tăng. Hàng triệu nông dân và công nhân xây dựng có thể bị mất thu nhập vì họ không thể làm việc vào một số ngày trời quá nóng. Hạn hán đang diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn bao giờ hết. Báo cáo của The Lancet Countdown đánh giá hơn 40 chỉ số và có quá nhiều chỉ số đang ở mức cảnh báo đỏ”.
Giáo sư anthony costello nhấn mạnh: “tin tốt là những nỗ lực rất lớn để khởi động nền kinh tế của các quốc gia sau đại dịch có thể được định hướng để đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu và covid. chúng ta có một sự lựa chọn. phục hồi sau covid-19 có thể sẽ là sự phục hồi xanh, giúp chúng ta cải thiện sức khỏe nhân loại và giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, hoặc đây có thể là một sự phục hồi thông thường, khiến tất cả chúng ta gặp rủi ro”.
Lancet: các nhà lãnh đạo toàn cầu có cơ hội triển khai các hành động và chính sách nhằm giải quyết những vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng này, cải thiện sức khỏe người dân và đưa ra các kế hoạch phục hồi kinh tế và môi trường bền vững trong đại dịch covid-19. |
Chính con người đã gây ra biến đổi khí hậu | |
The Elders: Kêu gọi khẩn cấp hành động chống biến đổi khí hậu | |
Tổng thống Putin thay đổi hoàn toàn quan điểm về biến đổi khí hậu | |
IBM ra mắt phần mềm AI giúp ứng phó với các rủi ro khí hậu và thời tiết |