Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thêm 3 nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng nhiễm COVID-19

Ngày 10/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với các trường hợp bệnh nhân còn lại mắc COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng được công bố ngày 08/8/2020. Theo đó có 3 bệnh nhân là nhân viên y tế.

Cụ thể:

Bệnh nhân số 807: Giới tính nữ, sinh năm 1995 trú tại nhà trọ ở tại Tổ 34, Đồng Kè, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; Làm điều dưỡng Khoa Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

Thông tin dịch tễ (theo thông tin từ bệnh nhân cung cấp)

- Trước 26/7/2020, bệnh nhân thuê nhà trọ ở một mình tại Tổ 34, Đồng Kè. Hằng ngày, bệnh nhân đi làm tại Khoa Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

- Từ ngày 26/7 đến 02/8/2020, bệnh nhân ở cách ly và làm việc trong Khoa Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian này, bệnh nhân chỉ có tiếp xúc với đồng nghiệp trong Khoa và các bệnh nhân nằm điều trị tại đây. 

-Ngày 26/7/2020, bệnh nhân được lấy mẫu máu xét nghiệm kháng thể COVID-19. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân tiếp tục được Bệnh viện lấy mẫu dịch hầu họng xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 và cho kết quả âm tính vi rút SARS-CoV-2.

- Ngày 03/8 đến 05/8/2020, bệnh nhân được chuyển cách ly khu cách ly tập trung.

- Ngày 06/8/2020 (14 giờ 00), vì có tên trong danh sách tăng cường tại Bệnh viện Phổi nên bệnh nhân được xe đưa đón nhân viên của Bệnh viện Đà Nẵng chở đến Bệnh viện Phổi lúc 15 giờ 00 cùng ngày. 

-Sau đó được phân công làm việc tại Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện Phổi. Đến 16 giờ 00 cùng ngày, bệnh nhân được xe chở về địa điểm cách ly dành cho y bác sĩ, ở cùng phòng với chị N.T.H làm cùng Khoa. Đến 22 giờ 00, bệnh nhân đi trực tại Khoa Hồi sức - Cấp cứu , Bệnh viện Phổi. Sau khi hoàn thành ca trực lúc 02 giờ 00 ngày 07/8/2020, bệnh nhân được xe chở về địa điểm để nghỉ ngơi.

- 14 giờ 00 ngày 07/8/2020, bệnh nhân được xe đưa đón nhân viên chở đến Bệnh viện Phổi để lấy mẫu xét nghiệm. Đến 15 giờ 00 cùng ngày, sau khi lấy mẫu xong bệnh nhân về lại khách sạn nghỉ ngơi và có nhờ bạn là Đ.T. T.N về phòng trọ lấy đồ, bệnh nhân chỉ đưa chìa khóa chứ không tiếp xúc nhiều với chị N, lúc đưa chìa khóa bệnh nhân và chị N có đeo khẩu trang. 

Trong thời gian ở địa điểm cách ly với chị N.T.H. (đồng nghiệp cùng phòng), do cả 2 đi trực khác ca nên cả 2 ít tiếp xúc với nhau.

- Đến 22 giờ 00 ngày 07/8/202, bệnh nhân tiếp tục đi trực tại Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện Phổi đến 02 giờ 00 ngày 08/8/2020, bệnh nhân về địa điểm cách ly.

- Chiều ngày 08/8/2020, bệnh nhân được thông báo kết quả (+) với vi rút SARS-CoV-2.

Ảnh minh hoạ

Bệnh nhân số 817: Giới tính nữ, sinh năm: 1977, trú tại K18 Lê Thị Tính, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng; là nhân viên Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng

Thông tin dịch tễ (theo thông tin từ bệnh nhân cung cấp)

- Bệnh nhân sống cùng con gái là T. T. T. T tại K18 Lê Thị Tính.

- Từ ngày 20/7 đến 23/7/2020, bệnh nhân đi làm tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng rồi về nhà, thỉnh thoảng vào các buổi chiều, bệnh nhân có đến chợ phía sau tượng Mẹ Nhu (không rõ tên chợ).

- Ngày 24/7/2020, bệnh nhân đi trực tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng đến sáng 25/7/2020 thì về nhà, không đi đến nơi khác.

- Chiều ngày 26/7/2020, bệnh nhân được cách ly tại Bệnh viện cùng với các nhân viên của Bệnh viện Đà Nẵng và được lấy mẫu xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2 (kết quả âm tính).

- Ngày 27/7 đến 04/8/2020, bệnh nhân tiếp tục làm việc tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng.

- Chiều ngày 05/8/2020, bệnh nhân được đến địa điểm cách ly dành cho y bác sĩ.

- Chiều ngày 07/8/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

- Ngày 08/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 09/8/2020 có kết quả (+) với vi rút SARS-CoV-2.

- Khoảng 10 giờ 30 ngày 09/8/2020, bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 818, giới tính nữ, sinh năm 1993, trú tại thôn Phú Bông, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; làm điều dưỡng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng

Thông tin dịch tễ (theo thông tin từ bệnh nhân cung cấp)

- Từ ngày 20/7 đến 26/7/2020, bệnh nhân đi làm tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng rồi về nhà tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tiếp xúc với những người trong gia đình. Trong thời gian này bệnh nhân có đến nhà những người trong xóm.

- Chiều ngày 26/7/2020, bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng, cùng với các đồng nghiệp trong Khoa Hồi sức cấp cứu được lấy mẫu dịch hầu họng xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2 (kết quả âm tính) và được cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng.

- Tối ngày 30/7 đến chiều 03/8/2020, bệnh nhân được chuyển cách ly tại khu cách ly tập trung dành cho y bác sĩ.

- Khoảng 19 giờ 00 ngày 04/8 đến 06/8/2020, bệnh nhân được điều động tăng cường làm việc tại khu Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Dã chiến Hoà Vang, sau đó về đại điểm cách ly cùng với đồng nghiệp là N.T.H.

- Ngày 08/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 08/8/2020 có kết quả (+) với vi rút SARS-CoV-2.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/them-3-nhan-vien-y-te-benh-vien-da-nang-nhiem-covid-19-20200810175940653.htm)

Tin cùng nội dung

  • Clopidogrel là Thu*c chống kết tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối trong lòng mạch máu bị xơ vữa. Tuy Thu*c có thể ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Về men tiêu hóa: trừ các bệnh nhân bị tổn thương hệ tiêu hóa bẩm sinh thì phải bổ sung men tiêu hóa lâu dài.
  • Tôi 45 tuổi, thường xuyên bị táo bón từ nhiều năm nay. Tôi đã dùng nhiều biện pháp kể cả uống Thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng...
  • Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số Thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY