Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thịt nhân tạo nuôi ở... phòng thí nghiệm đã được duyệt cho tiêu thụ tại Mỹ

Từ các tế bào động vật trong phòng thí nghiệm, một loại thịt đã được nghiên cứu cấy tạo ra. Từ 16-11, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt cho dùng thịt nuôi từ phòng thí nghiệm.

Trang đại diện của Upside Foods với slogan “Thịt - hiện là thành phần của một hành tinh cân đối. Tế bào là cấu tạo của thịt và món thịt gà ngon lành của chúng tôi, giảm nhẹ dấu chân carbon của lượng tiêu thụ thịt" - Ảnh: Upside Foods

Upside Foods và bước tiên phong "thịt kiểu mới"

Upside Foods là một công ty sản xuất thịt gà hoàn toàn từ việc nuôi cấy tế bào. Từ động vật sống, các tế bào được thu thập và nuôi cấy trong những thùng thép không gỉ để tạo ra thịt. Theo báo cáo của FDA, công ty có quyền đưa sản phẩm vào thị trường sau khi được kiểm duyệt bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

“Thế giới đang trải qua một cuộc cách mạng thực phẩm và FDA đã cam kết sẽ ủng hộ những loại hình đổi mới sáng tạo trong ngành cung cấp thức ăn”, thông báo của ủy viên ban FDA Robert M. Califf và Susan Mayne - giám đốc Trung tâm An toàn thực phẩm dinh dưỡng trực thuộc FDA.

Nicholas Genovese, nhà sinh vật học mảng tế bào gốc, là một người tiên phong trong nền khoa học có công hiện thực hóa quy trình chế biến sản phẩm trên. Ông là nhà đồng sáng lập của Upside Foods, nhưng năm 2021 đã rời khỏi công ty.

Thử thách lớn của đề án này, theo ông chia sẻ, là khả năng đáp ứng trên diện rộng và làm thỏa mãn các quy định trong kiểm duyệt. “Khi đem một sản phẩm vào thị trường cạnh tranh, ta cần cân nhắc nhiều khía cạnh” - Genovese nói.

Thịt kiểu mới - Ảnh: Upside Foods

Các báo cáo từ Upside Foods đã được FDA đánh giá. Trong văn bản được công bố hôm 16-11, FDA cho biết "không có thắc mắc gì thêm đối với tường trình của công ty về tính an toàn của sản phẩm cho người tiêu thụ".

“Chúng tôi rất vui mừng về thông báo này” - David Kay, trưởng ban truyền thông của Upside, chia sẻ và nói thêm: "Bước đột phá mang tính lịch sử này đã mở đường cho chúng tôi vào thị trường”.

Thịt nuôi cấy có ngon bằng thịt tự nhiên?

Một bất cập của sản phẩm này vốn đã được thể hiện qua tên gọi: thịt in-vitro, thịt nhân tạo, thịt nuôi trồng hay protein cơ tổng hợp. Bạn ưa chuộng thực phẩm “tự nhiên” từ việc giết mổ động vật hay sản phẩm nuôi trồng trong các “xưởng thí nghiệm”?

Quy trình sản xuất thịt nuôi cấy gặp phải một số thử thách, được thể hiện trong từng công đoạn như sau:

- Môi trường nuôi cấy (culture media) cần được chế tạo tinh khiết trên số lượng lớn

- Tăng trưởng tế bào động vật trong các lò phản ứng sinh học

- Chế biến loại mô thu thập được thành sản phẩm tiêu thụ được

- Loại bỏ hoạt chất nuôi cấy đã qua sử dụng

- Giữ gìn vệ sinh các lò phản ứng sinh học

Từng công đoạn gắn liền với chi phí, sản phẩm đầu vào và nhu cầu năng lượng riêng. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy phải bao hàm nhiều hợp chất có trong thịt nhưng không được tế bào cơ sản xuất, nhằm đạt được hàm lượng dinh dưỡng ngang bằng với thịt “tự nhiên”.

Ví dụ như các amino acid thiết yếu, vitamin và chất khoáng (đặc biệt là vitamin B12 và sắt vốn có nhiều trong thịt đỏ) và một số hoạt chất sinh học khác.

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), nông nghiệp chiếm 9% lượng khí nhà kính thải ra môi trường. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hoàn toàn động vật khỏi sản xuất nông nghiệp, lượng khí nhà kính chỉ giảm 2,6%. Trong khi đó, sản xuất năng lượng dùng cho điện và vận chuyển vốn đã chiếm tới 28%.

Ở ngành nuôi bò, bò thải khí methane (khí nhà kính) vào môi trường qua việc nhai lại (rumination) trong tiêu hóa. Theo báo cáo của tiến sĩ van Eenennaam, nếu loại bỏ nguồn “nhai lại” (ruminants) khỏi đất không có khả năng canh tác, 57% đất dùng cho nông nghiệp sẽ không còn đóng góp trong sản xuất thực phẩm toàn cầu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/thit-nhan-tao-nuoi-o-phong-thi-nghiem-da-duoc-duyet-cho-tieu-thu-tai-my-20221123073247557.chn)

Tin cùng nội dung

  • (HNM) - Khi dân số bùng nổ cùng với thu nhập cao hơn và tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu về thịt và hải sản ngày càng tăng. Trong khi đó, các phương pháp chăn nuôi truyền thống không thể đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thực phẩm cho nhu cầu khổng lồ này. Trước thực tế đó, các startup công nghệ thực phẩm đang phát triển các loại thịt làm từ thực vật hoặc nuôi cấy từ tế bào.
  • Có tác dụng như một lò phản ứng, cây Thuốc sẽ cung cấp các chất giúp thịt tăng trưởng, làm giảm chi phi đáng kể trong việc sản xuất thịt nhân tạo.
  • MangYTe - Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC sẽ bắt đầu bán gà rán từ thịt nhân tạo do Công ty Beyond Meat cung cấp trên toàn nước Mỹ từ ngày 10-1. KFC cho biết sẽ thử nghiệm sản phẩm này trong một thời gian nhất định.
  • Các công ty thịt nhân tạo nước ngoài đang ngày càng thu hút sự đầu tư, nghiên cứu cho thấy 80% người dân sẵn sàng ăn thịt nhân tạo
  • Theo các chuyên gia Anh, thịt nhân tạo cũng như cá biến đổi gen, không ngon lắm những giá trị dinh dưỡng cao có thể giải quyết vấn đề khủng hoảng thực phẩm sẽ xảy ra nay mai.
  • Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Okayama (Nhật Bản) đã phát triển thành công một loại thịt nhân tạo từ phân người.
  • (MangYTe) Theo các nhà khoa học, thịt nuôi trong phòng thí nghiệm tốt hơn thịt tự nhiên, không chỉ bởi việc sản phẩm không chứa kháng sinh mà còn có thể được bổ sung vitamin hay sắt hoặc điều chỉnh mùi vị theo ý của khách hàng.
  • Trong lúc thịt “nhân tạo” đang trở thành trào lưu trên thế giới thì Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
  • Hôm 2/12, tại Singapore, lần đầu tiên trên thế giới, chính quyền nước này đã cho phép bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY