Sức khỏe hôm nay

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân (THKCC) gây nhiều phiền phức, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh và có thể gây biến chứng.
Những nguyên nhân

Cho đến nay chưa xác định một cách chắc chắn nguyên chính gây thoái hóa khớp cổ chân">thoái hóa khớp cổ chân (THKCC) là gì, nhưng sự lão hóa do tuổi cao đóng vai trò quan trọng hơn cả. Theo thời gian, tuổi càng cao luôn diễn ra một quá trình thoái hóa khớp tự nhiên, hơn nữa tổng thời gian đi lại là quá lớn, đồng nghĩa với sự tác động nhiều vào sụn khớp cổ chân. Thời gian dài khớp cổ chân bị tác động chính là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn, phần xương dưới sụn ở cổ chân gây nên thoái hóa, bởi vì khớp cổ chân là khớp chịu trọng lực mạnh của cơ thể. Một số THKCC ở người cao tuổi có thể do tiền sử bị bệnh về khớp (bị biến dạng khớp bẩm sinh hoặc trật khớp, chấn thương khớp do T*i n*n giao thông, do chơi thể thao, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc do bệnh gút) hoặc do tiền sử bị chấn thương dây chằng khớp…

Ngoài ra, THKCC có thể gặp ở người béo phì, thừa cân trong một thời gian dài từ tuổi trưởng thành cho đến lúc có tuổi hoặc chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm liền (công nhân bốc vác…) làm tăng tác động vào khớp cổ chân khiến khớp cổ chân bị thoái hóa và ngày càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, có một số yếu tố liên quan khác có khả năng gây nên THKCC như: chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý làm cho cơ thể giảm khả năng miễn dịch gây tăng nguy cơ bị viêm khớp.

Triệu chứng

Cơn đau nhói khớp cổ chân thường xuất hiện, nhất là lúc sờ nắn xung quanh khớp cổ chân, mắt cá, nhất là khi di chuyển thấy đau nhiều hơn. Các cơn đau nhói có thể xảy ra bất chợt hoặc khi gắng sức di chuyển hoặc khi bị va đập nhẹ. Mức độ các cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, tăng lên trong quá trình vận động do sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương cọ xát vào nhau, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết cơn đau. Thời gian đầu, nếu có viêm khớp có thể có sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, có thể thấy sưng, đau khớp cổ chân hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm.

Khi khớp cổ chân đau đớn kéo dài trong một thời gian có thể dẫn tới biến dạng xương và trong một số trường hợp còn có thể gây teo cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế vận động như: chạy, nhảy, đi lại.

Nguyên tắc điều trị

Phần lớn người cao tuổi bị THKCC do chủ quan hoặc ngại đi khám bệnh hoặc do không có điều kiện nên không được điều trị hoặc điều trị muộn dẫn đến bệnh càng ngày càng nặng thêm hoặc bị biến chứng. Vì vậy, người cao tuổi khi bị đau khớp cổ chân cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Nguyên tắc điều trị THKCC đối với người cao tuổi có nhiều chọn lựa, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp. Trước hết nên điều trị nội khoa, tức là dùng Thu*c giảm đau với nhiều hình thức khác nhau (uống, tiêm, thoa ngoài da) hoặc có thể kết hợp xoa bóp, châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu với những bài tập liên quan đến khớp cổ chân giúp xương khớp dẻo dai. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, dinh dưỡng và vận động khớp. Tuy nhiên, điều trị nội khoa, dùng Thu*c gì cần phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không tự chẩn đoán và tự mua Thu*c điều trị, bởi vì, Thu*c giảm đau trong điều trị khớp có nhiều tác dụng phụ, trong đó có một số Thu*c chống chỉ định với các các bệnh khác kèm theo (tăng huyết áp, hen suyễn, đái tháo đường…). Khi có cơn đau khớp cổ chân dữ dội, ngoài dùng Thu*c có thể chườm lạnh giúp giảm đau, sưng khớp; có thể chườm 20 phút mỗi lần và lặp lại sau 2 - 3 giờ trong mỗi ngày.

Khi điều trị nội khoa không đưa lại kết quả, bệnh càng ngày càng nặng, gây đau đớn cho người bệnh, nguy cơ cơ biến chứng cao, có thể nghĩ đến điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Ngày nay, có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi khớp cổ chân ở bệnh viện chuyên khoa khớp.

Phòng bệnh như thế nào?

Để phòng bệnh, người cao tuổi nên vận động nhẹ nhàng, cẩn thận khi đi lại tránh vấp, ngã, gập cổ chân hoặc chấn thương cổ chân, nhất là người cao tuổi có sức khỏe tốt chơi một số môn thể thao như: cầu lông, chạy, leo cầu thang… Người bị bệnh THKCC nói riêng và thoái hóa khớp nói chung, không nên ra ngoài khi trời lạnh, mưa, bởi khi tiết trời lạnh và độ ẩm cao sẽ làm cho bệnh càng nặng hơn.

Người cao tuổi nên tập nhẹ nhàng khớp cổ chân hàng ngày như đi bộ, co duỗi, xoa bóp cổ chân, đi lại trong nhà hoặc đi bộ, mỗi ngày đi bộ khoảng 60 phút, chia làm 2 - 3 lần.

Người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp với tuổi tác trong các bữa ăn chính (ăn nhiều rau, củ, quả, đậu đỗ, tôm, cua), bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho khớp, đặc biệt là vitamin A, B, C và uống đủ lượng nước hàng ngày.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thoai-hoa-khop-co-chan-21886.html)
Từ khóa: thoái hóa khớp

Chủ đề liên quan:

thoái hóa khớp

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi (khoảng 80% cụ trên 70 tuổi). Người bệnh thường có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp.
  • Thoái hóa khớp là bệnh chủ yếu ở người trưởng thành. Theo thống kê, có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 và 85% số người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Phụ nữ bị thoái hóa khớp nhiều hơn nam giới (khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ).
  • Bệnh thoái hóa khớp rất thường gặp ở NCT. Đây là hiện tượng già của sụn khớp cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, tăng dần theo thời gian. Từ tuổi 70 trở đi hầu như mọi người đều có dấu hiệu thoái hóa khớp.
  • Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi (NCT) tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
  • Thoái hoá khớp là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng.
  • Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi.
  • Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định...
  • Thói quen lười vận động là nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở dân văn phòng.
  • Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi ngoài 40. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY