Sau khi nhận rõ được tương tác giữa Thuốc - thức ăn - đồ uống, việc chọn thời điểm uống Thuốc hợp lý để đạt được nồng độ cao trong máu, đạt được hiệu quả mong muốn cao và giảm được tác dụng phụ là rất cần thiết.
Nên nhớ rằng: uống Thuốc vào lúc đói, Thuốc chỉ bị giữ lại ở dạ dày 10 - 30 phút, với pH ~ 1; uống lúc no (sau ăn), Thuốc bị giữ lại 1 - 4 giờ với pH ~ 3,5. Như vậy, tuỳ theo tính chất của Thuốc, mục đích của điều trị, có một số gợi ý để chọn thời điểm uống Thuốc như sau:
Các Thuốc không nên giữ lại lâu trong dạ dày như: các Thuốc kém bền vững trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin), các loại viên bao tan trong ruột hoặc các Thuốc giải phóng chậm.
Thuốc kích thích bài tiết dịch vị (rượu khai vị), các enzym tiêu hóa (pancreatin) chống đái tháo đường loại ức chế gluconidase nên uống trước bữa ăn 10 - 15 phút.
Thuốc kích thích dạ dày, dễ gây viêm loét đường tiêu hóa: các Thuốc chống viêm phi steroid, muối kali, quinin.
Những Thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu, hoặc do thức ăn làm chậm di chuyển Thuốc nên kéo dài thời gian hấp thu: các vitamin, các viên nang amoxicilin, cephalexin, các viên nén digoxin, sulfamid.
Các Thuốc kháng acid, chống loét dạ dày. Dịch vị acid thường tiết nhiều vào ban đêm, cho nên ngoài việc dùng Thuốc theo bữa ăn, các Thuốc kháng acid dùng chữa loét dạ dày nên được uống một liều vào trước khi đi ngủ.
Cần nhớ rằng không nên nằm ngay sau khi uống Thuốc, mà cần ngồi 15 - 20 phút và uống đủ nước (100- 200 mL nước) để Thuốc xuống được dạ dày.
Dược lý thời khắc (chronopharmacology) đã cho thấy có nhiều Thuốc có hiệu lực hoặc độc tính thay đổi theo nhịp ngày đêm. Tuy nhiên, trong điều trị, việc cho Thuốc còn tuỳ thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.
Nguồn: Internet.