Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí weather của hiệp hội khí tượng hoàng gia (anh), tác giả mila zinkova, một nhà khí tượng học người mỹ, viết rằng thời tiết không gian có thể đã ảnh hưởng đến việc điều hướng và liên lạc của tàu titanic trước thảm họa, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động cứu hộ.
“vào đêm định mệnh khi tàu titanic gặp nạn, hiện tượng cực quang đã xuất hiện trên bầu trời đại tây dương. đây là hiện tượng diễn ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của trái đất”, zinkova viết trong phần tóm tắt của nghiên cứu.
Theo đó, một cơn bão từ cực mạnh có thể đã tác động nhẹ tới việc điều hướng của hệ thống la bàn trên tàu titanic. thủy thủ đoàn của titanic sau đó đã phải thực hiện một số điều chỉnh về mặt hải trình, khiến con tàu đi lệch hướng so với kế hoạch ban đầu. chính sự điều chỉnh này đã khiến titanic sau đó va chạm với tảng băng trôi khổng lồ khi đang di chuyển trên đại tây dương.
Cơn bão từ này cũng có thể đã làm gián đoạn tín hiệu liên lạc giữa tàu titanic và các tàu khác trong vùng biển lân cận, khiến các các cuộc gọi yêu cầu cứu nạn từ con tàu chở khách này không được phản hồi.
Tàu titanic va phải một tảng băng trôi ở bắc đại tây dương lúc 11 giờ 40 tối 14.4.1912, trong chuyến đi đầu tiên của nó từ southampton đến new york. chiếc tàu chìm chỉ hơn hai giờ sau đó với hơn 1.500 nhân mạng. sau hơn 100 năm, thảm họa tàu titanic vẫn đang là đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trên khắp thế giới.