Nhắc đến món rau hạ đường huyết, mướp đắng sẽ đứng đầu bảng xếp hạng. Nghiên cứu cho thấy, trong mướp đắng có chứa chất glycoside, có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt.
Với người Việt, mướp đắng là món ăn dân dã, thường xuyên có mặt trong mâm cơm. Bằng nhiều cách khác nhau, người Việt có thể chế biến thành các món ăn ngon lành, giúp thanh nhiệt, giải độc. Hơn thế, các dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, xơ vữa động mạch, kháng ung thư…
Ít ai ngờ, mướp đắng lại chính là "rau sống thọ" của Nhật Bản. Ở đất nước này, mướp đắng được gọi là goya, được trồng chủ yếu ở mảnh đất sống thọ Okinawa. Người dân nơi đây yêu thích mướp đắng vì công dụng thanh lọc máu, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, tăng thị lực...
Mướp đắng được gọi là goya, được trồng chủ yếu ở mảnh đất sống thọ Okinawa.
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi. Mướp đắng là nguyên liệu của nhiều bài Thu*c tốt cho sức khỏe.
Các bài Thu*c từ mướp đắng do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) chia sẻ:
- Hạ đường huyết: Ép nước mướp đắng, uống mỗi sáng. Hoặc dùng mướp đắng khô, đun sôi trong nước, lọc bã, uống thay trà 2 lần/ngày.
- Giải nhiệt, tiêu đờm, mát máu, nhuận tràng: Lấy quả mướp đắng tươi dùng ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, sẽ có hiệu quả.
- Trị sốt, khô miệng, viêm họng hầu: Dùng 15-30 quả mướp đắng đem đi sắc lấy nước uống.
- Bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Dùng quả mướp đắng đã chín, đem đi sắc lấy nước uống sẽ thấy có hiệu quả.
- Chữa viêm họng: Lượng hạt mướp đắng đủ dùng, nhai rồi nuốt lấy nước.
- Chữa TE đầu khô sùi vảy trắng: Lấy 1 quả mướp đắng nguyên hạt, đem đi giã nhuyễn, lấy nước bôi, sau khi đã gội đầu bằng nước lá Đào.
Dù mướp đắng có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn.
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra, nếu sản phụ ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến một người bị tiêu chảy, mắc các vấn đề về dạ dày. Những người đang mắc bệnh tiêu hóa thì không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
Trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.
Việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật xong sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.
Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì thế nếu đang trong thời kỳ dùng Thu*c hạ đường huyết thì không nên ăn nhiều. Việc ăn nhiều mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp xen kẽ giữa Thu*c và mướp đắng để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày. Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu.
Chủ đề liên quan:
đường huyết; rau hạ đường huyết