Kết luận phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 9/2021, thủ tướng chính phủ phạm minh chính nhấn mạnh, trong tháng 9, chính phủ, thủ tướng chính phủ đã bám sát thực tiễn, ban hành nhiều cơ chế, chính sách và chỉ đạo trọng tâm, quyết liệt và đạt được những kết quả nhất định.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021
Về phòng, chống dịch COVID-19, sau khi kiện toàn, Ban Chỉ đạo quốc gia đã chủ động rà soát, nắm chắc tình hình, kết nối chỉ đạo thông suốt tới gần 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước.
Đặc biệt, xây dựng và quyết liệt thực hiện chiến lược vaccine. Đã tiếp nhận trên 59 triệu liều vaccine. Tổng số vaccine đã có hợp đồng mua, thỏa thuận viện trợ và tài trợ trong năm 2021 là 189,8 triệu liều.
Đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ nhiễm và Tu vong giảm sâu. An sinh xã hội, đời sống nhân dân ở những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách cơ bản được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Căn cứ tình hình, xu hướng và kinh nghiệm quốc tế; căn cứ đặc điểm tình hình dịch, năng lực y tế, kinh nghiệm thực tiễn và kết quả, lộ trình tiêm vaccineở nước ta; trước yêu cầu cuộc sống; trên cơ sở phân tích khoa học nhiều mặt, tham khảo ý kiến nhiều tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế, có đủ cơ sở cho chúng ta chuyển hướng chiến lược sang: Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp.
Thực hiện từng bước việc mở cửa trở lại và linh hoạt áp dụng cho từng địa phương, bảo đảm hài hòa giữa mở cửa và an toàn dịch bệnh.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các bộ, ngành, cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm một số vấn đề sau:
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng tăng cường y tế lưu động, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế.
Quán triệt thực hiện nguyên tắc 5K + vaccine, Thu*c điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân, với các trụ cột chính: cách ly, xét nghiệm, điều trị. Kết hợp điều trị sức khỏe tâm lý, tinh thần song song với sức khỏe thể chất với bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tháng 10/2021; chủ động dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Việc thực hiện mở cửa phải có kế hoạch, chủ động, có lộ trình phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, quy định về các điều kiện thích ứng an toàn với dịch covid-19 phải rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện và đặc biệt rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan làm căn cứ để các doanh nghiệp, người dân thực hiện, tránh hiện tượng doanh nghiệp, người dân không biết gặp ai, cấp nào để mở lại sản xuất.
Nhập khẩu và tiêm vaccine, phấn đấu đến tháng 10/2021 bao phủ được trên 90% người dân trên 18 tuổi tại tất cả các địa phương được tiêm ít nhất 1 mũi và triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để chủ động vaccinetrong nước. Triển khai hộ chiếu vaccine, từng bước mở cửa phù hợp.
Xây dựng, áp dụng các chính sách thỏa đáng cho lực lượng tuyến đầu; huy động nguồn lực y tế ngoài công lập vào phòng, chống dịch. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng với các tập thể, cá nhân có giải pháp sáng tạo, thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tăng cường thông tin truyền thông, huy động toàn dân tham gia công tác phòng chống dịch, trong đó tập trung nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, thói quen của người dân tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển ktxh thời gian tới, thủ tướng yêu cầu, xây dựng, hoàn thiện chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới từ 1/10/2021 đồng bộ với chiến lược tổng thể phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới.
Quyết liệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết số 63/NQ-CP về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy xuất khẩu; Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Tập trung rà soát, đẩy nhanh giải quyết các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách.
Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển KTXH, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông, lưu thông hàng hóa, du lịch, giáo dục đào tạo... theo lộ trình từng bước.
Các địa phương phải công khai các quy trình, yêu cầu và tiến độ xử lý việc mở lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đây là vướng mắc của nhiều doanh nghiệp và địa phương.
Phối hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ tạo ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào các địa phương, cơ quan có tỷ lệ giải ngân thấp, các dự án vốn ODA; Bảo đảm lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân thông suốt nội tỉnh và liên tỉnh, không để ách tắc, không để mỗi địa phương một kiểu; hướng dẫn công khai, rõ về các yêu cầu trong bảo đảm an toàn chống dịch và thống nhất trên toàn quốc để các địa phương thực hiện, từng doanh nghiệp, người dân dễ dàng tra cứu và tuân thủ. Kịp thời xử lý các vướng mắc trong lưu thông hàng hóa xuất, nhật khẩu;
Triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động tại các KCN, KKT, KCX, Khu Công nghệ cao, CCN; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp để giữ đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất; Đẩy nhanh việc kiểm tra, đánh giá và phê duyệt phương án mở lại sản xuất của doanh nghiệp; kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh; Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để có giải pháp phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.
Phiên họp thường kỳ tháng 9 được kết nối trực tuyến đến cập huyện.
Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong bối cảnh KTXH chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh và việc thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an dân, ổn định chính trị, xã hội; Khẩn trương xây dựng hướng dẫn tổ chức dạy và học phù hợp tình hình, mức độ nguy cơ dịch bệnh từng địa phương.
Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên, nhất là các cháu gặp khó khăn, bị mồ côi do dịch COVID-19; Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác xây dựng thể chế, xác định đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển; tiếp tục rà soát, kịp thời tháo gỡ bằng được các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; Tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị các dự án luật, nghị quyết phục vụ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hộitháng 10 và kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, bảo đảm đồng thuận, chất lượng, kịp thời; Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, nhất là Hội nghị TW4, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV. Các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác thông tin báo chí, bố trí người phát ngôn đủ tầm, có trình độ để kịp thời giải tỏa thông tin, dư luận; không để phát sinh vấn đề nóng. Xử lý nghiêm hành vi tung tin giả, xuyên tạc, không đúng sự thật trên không gian mạng.
Theo Vũ Khuyên/VOV
Link bài gốc Lấy link
https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-thich-ung-an-toan-tung-buoc-mo-cua-tro-lai-nen-kinh-te-895096.vovTheo Vũ Khuyên/VOV
Chủ đề liên quan:
chính phủ covid-19 Giãn cách xã hội Phạm Minh Chính phiên họp Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ thủ tướng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính