Trong nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã đánh giá hoạt động của molnupiravir và các loại Thuốc kháng virus khác. Kết quả cho thấy Thuốc có "hoạt tính kháng virus đối với Omicron", giúp mở rộng kho vũ khí chống Covid-19. Thông tin trên được Merk đưa ra sau khi tập hợp kết quả của 6 nghiên cứu độc lập diễn ra ở Mỹ và 5 quốc gia châu Âu (Bỉ, Đức, Czech, Ba Lan, Hà Lan).
Thuốc đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh và Mỹ cấp phép điều trị bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng, hiệu quả 30% trong ngăn ngừa nhập viện hoặc T* vong. Molnupiravir có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA, dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus.
Thuốc molnupiravir hiệu quả điều trị người nhiễm biến chủng Omicron. Ảnh: VnExpress
"Đây là lựa chọn điều trị quan trọng đối với người trưởng thành mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, người có nguy cơ cao tiến triển nặng", ông Dean Li, Chủ tịch Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Merck cho hay.
Cơ quan quản lý Thuốc châu Âu vẫn đang xem xét molnupiravir. Trong khi đó, Anh cho biết người có hệ miễn dịch suy yếu có thể sử dụng Paxlovid của Pfizer kể từ ngày 10/2. Paxlovid có hiệu quả cao hơn molnupiravir, giảm 88% nguy cơ nhập viện hoặc T* vong người rủi ro cao nhiễm nCoV.
Tại Việt Nam, molnupiravir đang được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, diện cấp phát, không bán trên thị trường. Tính đến 20/1, Bộ Y tế đã phân bổ tổng cộng hơn 400.000 liều Thuốc molnupiravir cho chương trình này. Chương trình được triển khai tại TP.HCM từ giữa tháng 8 và hiện mở rộng 53 địa phương có dịch.
Kết quả thử nghiệm molnupiravir tại Việt Nam ghi nhận gần 100% bệnh nhân dùng Thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca T* vong. Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành Thuốc của Bộ Y tế gần đây khuyến cáo không dùng Thuốc molnupiravir cho phụ nữ có thai, dưới 18 tuổi sẽ ảnh hưởng xương, nam giới ảnh hưởng tinh trùng.
Theo tìm hiểu được biết, biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. 32 đột biến về protein gai S là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vaccine. Nhiều đột biến trong số đó không được quan sát thấy ở các chủng khác. Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vaccine.
Ngay từ đầu, WHO đánh giá Omicron là biến chủng "đáng lo ngại". Ở Nam Phi, chỉ trong 4 ngày đầu xuất hiện số ca COVID-19 đã tăng gần 7 lần, lên tới hơn 16.000 ca/ngày. Đến 80% ca nhập viện là những người trẻ tuổi, nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn 3 lần so với Delta và Beta, may mắn là dù số ca nhiễm tăng mạnh, nhưng chưa ghi nhận ca T* vong nào do biến thể Omicron. Một số nghiên cứu cho rằng, Omicron lây lan gấp 5-6 lần Delta.
Đến nay nhiều nghiên cứu, khảo sát đa trung tâm, đa quốc gia cho thấy các vaccine đang sử dụng vẫn có tác dụng phòng vệ với biến chủng Omicron này.