Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Thượng trường hạ đoản, hạ đoản thượng trường, tướng mệnh khảo luận

Thượng trường hạ đoản chủ phú quý, trái lại thượng đoản hạ trường là khốn khó, điều này đã thành một định luật ghi trong tướng pháp

Ngay từ tấm bé vác sách đi học, bài cách trí sơ đẳng đã dạy thân thể người chia làm ba phần: Đầu, mình và chân tay.

Tướng pháp thì chia thân hình làm hai đoạn thôi: Đoạn thượng gồm có đầu và tay, đoạn hạ là hai chân.

Đoạn thượng nên dài hơn đoạn hạ, nếu chân sếu vườn dài hơn đầu thân cộng lại, tất phiêu bạt lênh đênh, cả đời không có cơ nghiệp.

Sách “Bạch Viên Kinh” có câu:

Thượng trường hạ đoản hề công hầu tướng

Đương nhật Tôn Quyền bá nhất phương

Nghĩa là: Trên dài dưới ngắn tướng công hầu, đời Tam Quốc Tôn Quyền có tướng đó hùng cứ một phương.

Thượng trường hạ đoản chủ phú quý, trái lại thượng đoản hạ trường là khốn khó, điều này đã thành một định luật ghi trong tướng pháp.

Lấy lý nào mà nói như vậy?

Tướng pháp cho rằng đầu mang bộ não, thân mang lục phủ ngũ tạng toàn những bộ vị trọng yếu, nếu không thoải mái rộng rãi đương nhiên những bộ vị trọng yếu sẽ bị gò ép bế tắc, gây trở ngại thần khí cho con người.

Lại có câu: “Đoản nhưng không giống con heo ngồi, trường nhưng không giống cái mác dựng đứng”.

Nguyên tắc cơ bản của tướng pháp là nguyên tắc của kiến trúc và mỹ học, nên nói thượng hạ đoản trường không phải quá lố vượt ra ngoài nguyên tắc căn bản. Thử hỏi nhân thân con người cao thước bảy mà thân đầu hết thước rưỡi, còn cho chân có hai chục phân thì nó thành hình thù gì?

Xem tranh Tàu, ta thường thấy vẽ hình người mình dài chân ngắn là do ảnh hưởng của tướng pháp mà ra chứ không phải các hoạ gia Trung Quốc thiếu cái học về giải phẫu nhân thân (anatomie).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuong-truong-ha-doan-ha-doan-thuong-truong-tuong-menh-khao-luan-49054.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY