Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh như thế nào đúng ?

Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh là biện pháp được nhiều người áp dụng. Trước khi áp dụng, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về biện pháp này.

tiêm vacxin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả. tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về biện pháp này.

Những thông tin cần biết về tiêm vacxin phòng bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là trạng thái tổn thương da cấp tính do hoạt động của virus varicella zoster. các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. nhưng nếu tình trạng tái phát nhiều lần, virus có thể làm tổn thương dây thần kinh và khiến chức năng truyền tín hiệu của cơ quan này bị suy giảm.

Để hạn chế tình trạng tái phát, nhiều người đã lựa chọn cách tiêm vacxin phòng ngừa. tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp với một số đối tượng nhất định.

1. Tác dụng của vacxin ngừa bệnh zona

Vacxin ngừa bệnh zona có tác dụng thúc đẩy hệ thống hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại virus varicella zoster. bằng cơ chế này, vacxin có thể phòng ngừa được sự bùng phát và tái hoạt động của virus gây bệnh.

2. Các loại vacxin phòng ngừa zona

Trước đây, vacxin zostavax sống được sử dụng để phòng ngừa bệnh zona. tuy nhiên từ năm 2006 trở đi, vacxin shingrix ra đời và được sử dụng phổ biến hơn.

    Vacxin Zostavax: Vaxcin này có chứa 1 liều nhỏ virus gây bệnh nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển và miễn nhiễm với hoạt động của virus. Quá trình tiêm vaxcin Zostavax bao gồm 1 mũi tiêm duy nhất.
  • Vacxin Shingrix: Vacxin này cần thực hiện 2 mũi tiêm để đảm bảo khả năng phòng ngừa zona thần kinh (khoảng cách giữa 2 mũi kéo dài từ 2 – 6 tháng). Shingrix bổ sung thành phần bổ trợ nhằm giúp cơ thể tạo ra kháng nguyên để chống lại hoạt động của virus.

Hiện tại vacxin zostavax hiếm khi được sử dụng. nếu đã từng tiêm vacxin này, bạn vẫn có thể tiêm thêm vacxin shingrix để kéo dài hiệu lực phòng bệnh. tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ tình trạng này để được xem xét.

3. Đối tượng sử dụng vacxin

Đối tượng tiêm vacxin ngừa bệnh zona là người trên 50 tuổi có tình trạng sức khỏe bình thường.

Vacxin này ít được áp dụng cho người dưới 50 tuổi vì hệ miễn dịch ở những đối tượng này hoạt động tốt và có khả năng đối kháng với virus gây bệnh.

Vacxin hoạt động đối với cả người chưa mắc bệnh hoặc đã phát bệnh zona thần kinh.

4. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin, bao gồm:

    Mệt mỏi

Hầu hết những tác dụng phụ này đều thuyên giảm sau 3 – 5 ngày. Nếu nhận thấy những phản ứng nghiêm trọng sau, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

    Sốt cao

Nếu cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ. Trong trường hợp dị ứng với liều đầu tiên của vacxin, tuyệt đối không tiến hành tiêm thêm liều thứ 2. Tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Những người không nên tiêm vacxin ngừa zona

Vacxin ngừa bệnh zona có thể không hoạt động tốt và gây ra một số tác dụng không mong muốn ở những đối tượng sau:

    Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vacxin

6. Những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Nếu đã tiêm vacxin phòng ngừa zona, bạn cần hạn chế tiêm vacxin sống (vacxin ngừa rubella, quai bị và sởi), vacxin ngừa bệnh thương hàn, cúm,…trong ít nhất 4 tuần sau đó.

Hoạt động của vacxin có thể suy giảm bởi một số loại Thu*c điều trị. vì vậy trước khi tiêm, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại Thu*c đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ xem xét về phản ứng tương tác.

Khả năng phòng ngừa bệnh zona của vacxin có thể kéo dài từ 3 – 5 năm tùy vào hệ miễn dịch của từng người. sau thời gian này, bạn có thể tiến hành thăm khám và tiêm lại nếu cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tiem-vacxin-phong-benh-zona-than-kinh)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY