Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiết lộ bất ngờ về khuẩn bạch hầu

MangYTe- Vi khuẩn bạch hầu sống trên đồ vải có thể được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày...

ThS.BSCKII Trần Duy Hưng – Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng.

Bệnh nhân thường có sốt nhưng không cao, giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận Sinh d*c, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và Tu vong.

Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ Tu vong khoảng 5% - 10%.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm, kiểm tra công tác tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu tại Gia Lai. Ảnh: Võ Thu

Phân biệt với viêm họng, viêm amidan

Đối với bạch hầu, việc phát hiện và điều trị sớm đóng vai trò then chốt đối với hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ những dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh lại khá tương đồng với một số bệnh thường gặp như cảm, cúm và đặc biệt là viêm họng, viêm amidan.

Ngoài ra, bệnh bạch hầu tuy có biểu hiện sốt nhưng thường sốt không cao, song điều này cũng dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác, dễ có tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng chỉ cần trẻ hạ sốt là sẽ không sao.

Theo ThS.BS Trần Duy Hưng, điểm khác biệt rõ nét của bạch hầu so với viêm họng hạt hay viêm amidan là nó gây ra tình trạng nhiễm độc, nên có những tập triệu chứng riêng.

Theo đó, bệnh nhân bạch hầu có triệu chứng thường sốt không cao, đặc biệt có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn. Khi ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng.

Theo các chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, hoặc màu xám sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách, dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu... Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan.

Trong khi đó, bệnh viêm họng, viêm amidan..., trẻ sốt cao, đau rát họng, khó nuốt. Cùng có giả mạc ở vùng hầu họng nhưng rất dễ lấy ra, không chảy máu. Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng. Giả mạc mủ sẽ bị hoà tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của khuẩn bạch hầu ra sao?

Cũng theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần.

Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị ch*t sau vài giờ, ánh sáng khuyếch tán sẽ bị diệt sau vài ngày. 

Ở nhiệt độ 580C vi khuẩn sống được 10 phút, ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút. Chuột lang có cảm nhiễm cao đối với vi khuẩn bạch hầu.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/tiet-lo-bat-ngo-ve-khuan-bach-hau-20200715163610684.htm)
Từ khóa: bạch hầu

Chủ đề liên quan:

bạch hầu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY