Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

TikTok làm đảo lộn tham vọng toàn cầu của công nghệ Trung Quốc

Trump cho TikTok 45 ngày để hoàn thành thương vụ với Microsoft

ByteDance, công ty mẹ của TikTok đã trở thành một trong những câu chuyện thành công toàn cầu đầu tiên trong làng công nghệ Trung Quốc. Ứng dụng này thu hút được 70 triệu người dùng ở Hoa Kỳ, cũng như 200 triệu ở Ấn Độ và 10 triệu ở Nhật Bản, theo truyền thông Trung Quốc.

ByteDance hiện được xếp hạng là "startup kỳ lân" lớn nhất thế giới được CB Insights định giá khoảng 140 tỷ USD. Mặc dù nhỏ hơn các ông lớn công nghệ Trung Quốc như Baidu, Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, công ty này đang nhanh chóng bắt kịp và quan trọng hơn là phụ thuộc rất ít vào thị trường nội địa.

Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc của nó đã gây ra sự soi xét kỹ lưỡng. Hoa Kỳ lo ngại rằng TikTok gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia vì các nhà mạng Trung Quốc bắt buộc phải hợp tác với các cơ quan điều tra theo luật an ninh mạng ban hành năm 2017. Tất cả các tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc cũng phải hợp tác với công tác tình báo nhà nước.

Washington cho rằng điều này có nghĩa là TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ về Trung Quốc.

"Có thể là mô hình nhận dạng khuôn mặt của họ, đó có thể là thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè của họ, những người mà họ kết nối", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm Chủ nhật trên Fox News.

Microsoft đang tìm cách mua lại các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand. Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng TikTok sẽ bị cấm ở Hoa Kỳ trừ khi Microsoft hoặc một công ty khác mua nó, chậm nhất vào ngày 15/9.

Luật pháp Hoa Kỳ và Nhật Bản cho phép các chính phủ có được thông tin cá nhân mà không cần sự đồng ý của các đối tượng, mặc dù thường chỉ để điều tra tội phạm và Kh*ng b*.

Nhưng ở Trung Quốc, mệnh lệnh của chính quyền là tuyệt đối. Google đã xem xét kích hoạt lại công cụ tìm kiếm của mình ở quốc gia này hai năm trước. Ý tưởng này đã vấp phải những lo ngại rằng việc kinh doanh tại Trung Quốc là một rủi ro miễn là luật an ninh mạng của nó vẫn được áp dụng.

Trung Quốc đã kích hoạt cái gọi là "Vạn lý Trường Thành" trên không gian mạng vào năm 2006, để kiểm duyệt internet trong biên giới của họ. Nó đã chặn quyền truy cập vào YouTube, Facebook và Twitter vào năm 2009, khi các nền tảng này đang trở nên phổ biến, vì đã đăng nội dung liên quan đến Tây Tạng và dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Các dịch vụ tìm kiếm và email của Google đã không có sẵn ở Trung Quốc vào năm 2010 sau khi công ty từ chối kiểm duyệt nội dung và buộc phải thu hẹp quy mô và chuyển hoạt động sang Hồng Kông và các nơi khác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người lên nắm quyền năm 2012, tiếp tục thắt chặt kiểm soát trực tuyến. Ông thành lập và lãnh đạo một Ủy ban chuyên về an ninh internet. Chính quyền Trung Quốc cũng đã công bố một dự thảo về luật bảo mật dữ liệu mới vào tháng 7 nhằm áp đặt các quy tắc chặt chẽ hơn đối với các công ty để quản lý dữ liệu.

Vân Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/tiktok-lam-dao-lon-tham-vong-toan-cau-cua-cong-nghe-trung-quoc-post89506.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY