Chuyện đau lòng nối tiếp đau lòng. Mới hôm qua (12/10), một sản phụ ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở dạ, gia đình đưa đi sinh, do không có phương tiện hỗ trợ đảm bảo nên đã bị lũ cuốn trôi.
Chỉ có ai từng ở vùng lũ, trải qua mưa lũ và hậu quả của nó mới thực sự thấm thía và đồng cảm cùng nỗi lo, nỗi khổ, nỗi đau của bà con. nỗi lo trước mùa lũ, trong và sau mùa lũ, từ giữ được tính mạng cho đến hồi sinh. trong lũ mới hiểu cảnh “tắt lửa, tối đèn có nhau”,“lá lành đùm lá rách”,“một miếng khi đói bằng một gói khi no”...
Những năm qua đã có nhiều tấm gương hỗ trợ người bị nạn trong mùa lũ. từ những con thuyền cứu nạn của cá nhân, đến sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể khắp nơi trong cả nước. thế nhưng, chuyện cứu giúp bà con vùng lũ cũng đã để lại nhiều bài học.
Ngay trong lúc khẩn cấp, trong cái đói, cái rét của lũ lụt hành hạ, không ít nơi bà con đã phải kêu: thôi đừng cho chúng tôi mì tôm nữa. Giữa mưa lũ, làm sao có lửa, có điện để nấu nước sôi, làm sao ăn mãi mì tôm sống? Trong khi thời hiện đại, đã có rất nhiều loại đồ ăn thay cho gói mì tôm sống!
Đồng bào cả nước ai ai cũng luôn mở rộng tấm lòng, sẵn sàng góp công, góp của hỗ trợ cho bà con bị thiên tai. tấm lòng người dân đã sẵn sàng, nhưng làm sao để các tấm lòng thơm thảo đến với bà con hiệu quả? không ít nơi, các đoàn cứu trợ đến trực tiếp hỗ trợ cho bà con, nhưng lại xảy ra tình trạng, nơi thì dồn ứ, chỗ thì không có.
Bà con vùng lũ đang thực sự cần hỗ trợ, cứu giúp, khẩn cấp, trước mắt và lâu dài. và việc cứu giúp, hỗ trợ bà con cần phải linh hoạt, sát thực tế, đảm bảo hiệu quả. tình làng, nghĩa xóm trong mùa lũ của cá nhân người dân chỉ có thể như người dân chài dùng ghe của mình chở người phụ nữ đang cơn chuyển dạ qua khu nước lũ. nhưng rồi khi ghe quá tải, bị lật thì cũng đành vô vọng. bởi vậy mới cần có sự quan tâm, nâng cao trách nhiệm của cán bộ chính quyền cơ sở, chính quyền các cấp ngay từ những kế hoạch, sự chỉ đạo, tổ chức hỗ trợ kịp thời.