Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tọa đàm về điều trị vô sinh hiếm muộn

Những tiến bộ của y học trong điều trị vô sinh hiếm muộn được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ với độc giả lúc 20h ngày 18/3.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Buổi tọa đàm phát trực tiếp trên VnExpress, có sự tham gia của Thầy Thu*c nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội; Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM; Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Việt Nam ghi nhận những bước tiến vượt bậc trong điều trị vô sinh hiếm muộn, mang lại cơ hội làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Để nâng cao tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm, các kỹ thuật hiện đại được áp dụng như: huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, kích thích nhẹ buồng trứng, nuôi cấy phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ phôi thoát màng, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, sàng lọc phôi, xét nghiệm phân mảnh tinh trùng...

Người phụ nữ 53 tuổi vẫn có thể mang thai nhờ các kỹ thuật hiện đại trong thụ tinh ống nghiệm (IVF). Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Chị Trương Thị Hải Hằng ở Hải Dương (53 tuổi) mang thai nhờ các kỹ thuật hiện đại trong thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Phó giáo sư Lê Hoàng cho biết, với người lớn tuổi, noãn bất thường hoặc quá trình đông rã và nuôi cấy dài ngày bên ngoài cơ thể có thể ảnh hưởng tới tính chất màng trong suốt, gây khó khăn khi thoát ra ngoài và làm tổ của phôi nang. Nhằm khắc phục tình trạng này, các nhà nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phôi thoát màng bằng việc tạo ra một lỗ thủng hoặc làm mỏng lớp màng bọc trước khi cấy phôi vào tử cung, từ đó phôi thoát ra dễ hơn, tỷ lệ phôi làm tổ tăng lên.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng (bên trái) đón em bé chào đời nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Phó giáo sư Lê Hoàng (bên trái) đón em bé chào đời nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.

Tọa đàm về điều trị vô sinh hiếm muộn - 4Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là một trong những phương pháp có thể can thiệp giúp ngăn ngừa sự di truyền của các bệnh lý từ bố mẹ cho thế hệ sau. Xét nghiệm được chia làm 3 nhóm: sàng lọc phôi bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (PGT-A), xét nghiệm bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (PGT-SR), xét nghiệm các bệnh lý di truyền do rối loạn đơn gene (PGT-M).

Một phương pháp khác là điều trị tinh trùng có phân mảnh DNA - yếu tố khiến việc có con tự nhiên thất bại. Dựa trên chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng, bác sĩ sẽ định hướng được biện pháp hỗ trợ sinh sản thích hợp cho bệnh nhân. Phác đồ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên DFI có thể được thực hiện gồm DFI < 25% (thực hiện IUI hoặc IVF), DFI >= 25% (thực hiện ICSI).

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (icsi) khác với thụ tinh tự nhiên hoặc truyền thống, phương pháp này bỏ qua giai đoạn tinh trùng xâm nhập vào lớp tế bào hạt xung quanh noãn, thực hiện phản ứng cực đầu, kết hợp với màng bào tương noãn. dưới sự trợ giúp của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại lớn, bác sĩ chỉ cần tiêm trực tiếp một tinh trùng vào bào tương noãn để thực hiện thụ tinh.

Cùng với đó, thành công trong kỹ thuật lưu trữ như: tinh trùng được trữ lạnh trong nitơ lỏng, đông lạnh trứng (noãn) giúp tinh trùng và trứng lưu trữ thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng sau khi rã đông, mang lại hy vọng điều trị vô sinh cũng như bảo tồn khả năng sinh sản.

Năm 1978, em bé thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đầu tiên được sinh ra. Đến nay, khoảng tám triệu em bé chào đời nhờ phương pháp này. Tại Việt Nam, hàng trăm nghìn cặp vợ chồng đón con yêu chào đời nhờ IVF.

IVF được thực hiện để điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng mong con, có các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như: dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, suy buồng trứng, dị dạng vòi trứng, tử cung bất thường, tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, không có tinh trùng, nội mạc mỏng, sảy thai nhiều lần, hiếm muộn không rõ nguyên nhân, các trường hợp xin noãn, có bất thường về gen...

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại đã giúp nhiều gia đình tìm thấy tiếng người trẻ thơ sau nhiều năm hiếm muộn. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bé Gia Minh và Gia Thành của gia đình anh Quân và chị Phương (Hà Nội) chào đời khỏe mạnh nhờ phương pháp IVF.

Sự thành công của thụ tinh ống nghiệm đã tạo ra bước tiến trong lĩnh vực sinh sản. Đây là kỹ thuật điều trị y khoa phức tạp vì cần sự kết hợp chặt chẽ và song song giữa lĩnh vực y học và sinh học, giữa các bác sĩ lâm sàng và chuyên viên phôi học. Việc tiếp cận, áp dụng các tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang đến những đột phá giúp nâng cao tỷ lệ thành công cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, chậm con được chạm đến ước mơ sinh con khỏe mạnh.

Phó giáo sư lê hoàng cho biết, việt nam là một trong những nước thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhiều trong khu vực đông nam á với tỷ lệ thành công cao và chi phí điều trị thấp. nhằm chia sẻ đến độc giả những bước tiến mới trong điều trị ngay trong nước, với chi phí phải chăng, vnexpress tổ chức tọa đàm về điều trị vô sinh hiếm muộn, phát trực tiếp lúc 20h ngày 18/3.

Thảo Trang (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/toa-dam-ve-dieu-tri-vo-sinh-hiem-muon-4249484.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY