Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tối nào đi ngủ cũng nên tự hỏi bản thân 4 câu này, tốn vài giây nhưng sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ xảy ra trong khi ngủ

Rủi ro bệnh tật có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì vậy bạn nên tự kiểm tra sức khỏe bản thân với 4 câu hỏi dưới đây.

Ai cũng cho rằng ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất xong thực tế có một căn bệnh có thể gây Tu vong còn nhanh hơn cả bệnh ung thư đó là đột quỵ, thậm chí, có bệnh nhân còn đột quỵ ngay trong giấc ngủ và mãi mãi không tỉnh dậy.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ (tai biến mạch máu não) trong lúc ngủ. khi một người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, không khí sẽ không thể vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não... từ đó gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim...

ff8544e9bb7a60483702476b125fc904.jpg

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể âm thầm xuất hiện mà không được báo trước.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể âm thầm xuất hiện mà không được báo trước. để phòng tránh, trước khi đi ngủ, bạn cần tự kiểm tra cơ thể xem có 4 triệu chứng nào dưới đây không, tốn vài giây nhưng có thể bảo toàn tính mạng cho mình.

Thứ nhất, bản thân có thường xuyên ngáy to và cảm thấy ngạt thở khi ngủ không?

Theo pgs.ts vũ văn giáp (trung tâm hô hấp, bệnh viện bạch mai) bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có một triệu chứng rất rõ ràng là ngủ ngáy rất to. thậm chí, đang ngáy rất đều, đột nhiên không thấy có tiếng động phát ra, trên 10 giây bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp. ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy ngộp thở ngột ngạt khi ngủ.

ac95ba070a2ee1f9fb65c7aa664e1bc3.jpg

Bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có một triệu chứng rất rõ ràng là ngủ ngáy rất to.

Thứ 2, bản thân có thường xuyên thức dậy giữa đêm không?

Một biểu hiện đáng chú ý khác của bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ là thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3 - 4 lần, ngủ không ngon giấc.

Thứ 3, sáng thức dậy bản thân có cảm thấy mệt mỏi, đau đầu không?

Nếu mắc hội chứng này, người bệnh khi ngủ dậy thường thấy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung…

278c76602a8588858d5e8173045997b2.jpg

Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu về ngưng thở khi ngủ, bạn nên tìm đến các chuyên khoa hô hấp để được thăm khám.

Thứ 4, Tự hỏi bản thân có cảm thấy bồn chồn khi ngủ không?

Bác sĩ Alan Schwartz, (giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview, Mỹ) cho biết: Những người bị chứng ngưng thở thường cảm thấy bồn chồn trằn trọc, liên tục xoay người và có dấu hiệu ngủ không yên giấc vào ban đêm.

Khi bạn khó thở vào ban đêm, giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn", bác sĩ Schwartz giải thích.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm với cảm giác đau đầu, khô miệng và họng.

Cần làm gì khi phát hiện mình có các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ?

Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu về ngưng thở khi ngủ, bạn nên tìm đến các chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. bởi nếu chậm trễ, hội chứng ngưng thở này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. tùy theo nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.

temlate4 (2).jpg

Đối tượng nào dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhất?

Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ. thậm chí, tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh niên khỏe khoắn.

Các đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ là trẻ em có liên quan bất thường đến căn nguyên tai - mũi - họng. đặc biệt, đối tượng trẻ em thừa cân béo phì. rhanh niên béo phì, thừa cân, người lớn tuổi tăng huyết áp. ngoài ra, đàn ông nghiện Thu*c lá, hay sử dụng chất kích thích như bia rượu, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/toi-nao-di-ngu-cung-nen-tu-hoi-ban-than-4-cau-nay-ton-vai-giay-nhung-se-giup-ban-phong-tranh-dot-quy-xay-ra-trong-khi-ngu-20201210155610265.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY