Tâm linh hôm nay

Tóm luận Phật giáo như là...

Vũ trụ vạn vật vốn là không có gì cả (tính không) tất cả chỉ là tưởng tượng nhưng rất rõ ràng cụ thể. Giống như cái thế giới ảo trên mạng internet, rất rõ ràng cụ thể nhưng ai cũng biết đó là ảo. Nhưng khi thế giới ảo đó được phóng hiện ra không gian và thời gian (thời –không) 4 chiều thì không ai còn biết đó là ảo nữa.

Phật giáo có thiên kinh vạn quyển tập hợp trong Bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán thông dụng nhất hiện nay, tên chính thức là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tên tiếng Nhật là Taishō Shinshū Daizōkyō (bộ kinh này do người Nhật soạn và in tại Nhật từ 1924 đến 1934) gồm 100 tập khổ lớn, mỗi tập dày trên dưới 1000 trang bao gồm Chánh tạng 55 tập, Tục tạng 30 tập và Biệt quyển 15 tập; tất cả có 3493 bộ 13520 quyển. Cái rừng chữ nghĩa khổng lồ đó có thể làm rối trí các học giả, các nhà nghiên cứu. Còn người bình thường khó có khả năng đọc hết toàn bộ.

. Sai lầm kế tiếp là "chấp pháp" tức là tưởng thế gian là tuyệt đối có thật, tưởng rằng các hiện tượng vật lý vũ trụ, thiên hà, như thái dương hệ, các hành tinh, quả địa cầu, núi sông, biển đảo, sinh vật, nhà cửa, vật dụng…là tuyệt đối có thật.

Chẳng những người bình thường lầm lạc mà ngay cả những nhà đại trí thức, đại thông thái như Newton, Einstein cũng còn lầm lạc. Sở dĩ thế gian không tuyệt đối chân thật mà tưởng là chân thật là do sự lầm lạc cơ bản nhất của bộ não con người. Bộ não đã tưởng tượng và gán ghép tưởng tượng đó vào sự vật để hình dung thành vạn vật với hai yếu tố cơ bản là "Danh và Sắc".

- Danh là tên gọi, là ký hiệu ngôn ngữ gắn liền với một sự vật.

- Sắc là mà một cấu trúc ảo do các hạt ảo như quark, proton, neutron, electron tạo ra.

Chúng tạo thành các nguyên tử và phân tử vật chất theo sự tưởng tượng của bộ não (Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng) và trở thành thiên thể, hành tinh, con trâu, con ngựa, con người, đồ vật v.v…mỗi sự vật được gán cho một danh từ để diễn tả và phân biệt.

Sự gán ghép là một nguyên tắc quan trọng và hết sức cơ bản cho việc hình thành vũ trụ. Nguyên tắc gán ghép này được Phật giáo mô tả bằng câu nói “các pháp không có tự tính”.

Đức Phật thấy rằng vật chất chỉ là tưởng tượng của bộ não con người, tưởng tượng đó được gán ghép cho vật nên trở thành đặc trưng, đặc tính của vật, mà không ai ngờ đó chỉ là gán ghép. Cũng chính vì vậy nên Phật giáo nói là tất cả đều là do tâm tạo.

Nhưng khi khoa học phân tích, nghiên cứu cho tới tận cùng thì thấy thân thể vật chất không có gì cả (Phật giáo gọi là tánh không), tất cả chỉ là lượng tử và có thể biến thành sóng phi vật chất. Tất cả vật chất của vũ trụ thật ra chỉ là thứ sóng phi vật chất này và được gọi chung là Trường thống nhất (Unified Field). Từ Trường thống nhất, sóng được bộ não tiếp nhận và phóng hiện ra vũ trụ, thế giới gọi là Toàn ảnh (Hologram).

Trong Trường thống nhất này, không có gì để phân biệt vật chất và phi vật chất nữa cả, không thể phân biệt Không, tất cả chỉ là một thể thống nhất mà Phật giáo gọi là Tánh không (sa. Śūnya). Chính bộ não là tác nhân phân biệt vật chất và phi vật chất, hay nói một cách khác rõ ràng hơn, bộ não đã biến sóng (phi vật chất) thành hạt (vật chất).

Thí nghiệm nổi tiếng về hai khe hở trình bày một cách rõ ràng tác dụng này của bộ não, nghĩa là chỉ bằng cách quan sát, con người đã biến sóng thành hạt, từ phi vật chất trở thành vật chất. Xem video Double Slit Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ

Các pháp vốn không có tự tính, chính con người đã tưởng tượng và gán ghép tưởng tượng đó vào sự vật để thành đặc trưng đặc tính của vật, thành cái gọi là thế giới vật chất khách quan. Nguyên lý toàn ảnh đã giải thích tường tận cơ chế làm thế nào “vật chất khách quan” ở bên ngoài, thật ra chỉ là thông tin chứa đựng trong mặt phẳng hai chiều được phóng hiện vào không gian 3 chiều.

Và cái “không gian 3 chiều” này thật ra cũng chỉ là tưởng tượng của bộ não. Kinh điển nói ‘Ngũ uẩn giai không’ cũng đồng một ý nghĩa như vậy. Tưởng Uẩn chính là sự tưởng tượng, là một nguyên lý tạo ra thế giới vật chất (Sắc) và thế giới tinh thần (Tâm lý, nền văn minh phi vật thể) của con người.

Ngay thời xưa bên Trung Quốc cũng có người nhận ra nguyên lý toàn ảnh tạo ra thế giới, nhưng không có cách diễn tả và không ai hiểu nên người đời cho là ngụy biện hoặc là mông lung không thực tế, không thiết thực.

Ví dụ câu nói của Huệ Thi đời Chiến Quốc: "Vô hậu bất khả tích dã, kỳ đại thiên lý" Không bề dày không thể tích lũy, cái lớn của nó là ngàn dặm. Ý nghĩa thực sự của câu nói này là không gian vũ trụ chỉ là thông tin, thông tin đó chứa trong mặt phẳng hai chiều không có bề dày, không có thể tích, nhưng có thể phóng hiện thành không gian ba chiều, thành thế giới, như giải thích của cơ chế toàn ảnh.

Xem video Universe 3 – Trường và Nguyên Lý Toàn Ảnh – Phụ đề Việt ngữ

Chúng ta hãy xem thêm một chút nữa về ứng dụng kỳ diệu của toàn ảnh, nó có thể làm cho hình ảnh của người đã ch*t xuất hiện sống động trong không gian ba chiều.

Xem video Universe 4 – Ứng dụng Toàn Ảnh – Vũ Trụ Ảo – Phụ đề Việt ngữ

Tóm lại Phật giáo dạy rằng cái thế giới mà chúng ta thấy và đang sống trong đó chỉ là huyễn ảo, là tưởng tượng, nó thực chất chỉ là thông tin trong A Lại Da Thức mà ngày nay các nhà khoa học thế kỷ 21 gọi là Trường thống nhất, nó có vẻ giống như là sóng phi vật chất, vô hình, vô thể, không thể chứng minh là hiện hữu nhưng tác dụng thì rõ ràng.

Chỉ khi giác ngộ và giải thoát khỏi các tập khí mê muội không còn chấp trước cho là thật thì mới thật sự thoát khỏi phiền não, đau khổ, bởi vì tất cả mọi sướng khổ chỉ là vọng tưởng. Giác giả có khả năng làm chủ thật sự, sinh tử tự do, và có thể đi đến bất cứ nơi nào trong tam giới bởi vì tam giới cũng chỉ là tâm.

Đi bằng cách bỏ thân tứ đại cũ và tái sinh vào một thân tứ đại mới, khoảng cách không gian là không có thật nên không cần thời gian để vượt qua, mà chính thời gian cũng không có thật. Thân tứ đại cũng chỉ là một ảo ảnh không có thật nên không hạn chế số lượng.
Giác giả có thể đồng thời xuất hiện ở rất nhiều nơi trong tam giới, giống như Quán Thế Âm Bồ Tát có thể đồng thời xuất hiện ở nhiều nơi để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Ví dụ trường hợp sau đây: Kristine Sa – Vân Sơn Thấy Quán Thế Âm Bồ Tát

Phương thức di chuyển trong tam giới ngày nay được khoa học hình dung là viễn tải lượng tử. Phương thức này dựa trên một hiên tượng mà khoa học đã biết gọi là liên kết lượng tử (quantum entanglement).

Nếu một vật dùng cách này di chuyển thì không phải vượt qua khoảng cách không gian giữa hai nơi, do đó không mất thời gian. Đó là cách hữu hiệu nhất để vượt qua những khoảng cách vô cùng lớn trong vũ trụ.

Video sau đây hình dung viễn tải lượng tử: Viễn Tải Và Máy Tính Lượng Tử – Quantum Teleportation And Computer

Giác giả thì sinh tử tự do giống như gia đình Cư sĩ Bàng Uẩn thể hiện, còn các chúng sinh mê muội thì bị dòng nghiệp lực cuốn trôi đi trong luân hồi sinh tử. Tùy theo nghiệp mà trôi lăn trong 6 đường, 4 loài, 3 cõi, không chủ động được.

Nghiệp cũng là một loại tập khí tức thói quen suy nghĩ và hành động. Người quen làm ác thì rơi vào ác đạo bởi vì cảnh tùy tâm hiện hay nói cho rõ nữa là cảnh do tâm tạo. Tâm tưởng nghĩ chuyện ác thì tạo ra cảnh ác. Tâm tưởng nghĩ chuyện thiện thì tạo ra cảnh thiện.

Trong video ở phần trên, nhà khí công Lý Liên Duyên biểu diễn cho mọi người thấy tâm tưởng nghĩ cái muỗng gãy thì một lát sau nó gãy. Người bình thường không làm được vì tâm lực không đủ mạnh. Nhà khí công hay đặc dị công năng phải tập luyện cho ý niệm của mình cộng hưởng với chánh biến tri hay cái chân tâm là tâm chung của vũ trụ vạn vật thì mới đủ mạnh để làm gãy cái muỗng inox hoặc làm gãy đôi cục gạch.

Tập khí cũng chính là một kiểu tập luyện vô tình tạo thành nghiệp lực. Tu hành giữ giới cũng là một kiểu tập luyện để thay đổi nghiệp lực, thay đổi tập khí hướng tới giác ngộ.

Kết luận

Giáo lý Phật giáo dạy cách thoát khổ, làm chủ nghiệp lực bao gồm những chủ điểm sau:

Phá ngã chấp và pháp chấp

Phá ngã chấp bằng cách quán ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giai không. Thiền tông tham thoại đầu hay tham công án, phát nghi tình, đạt tới tới cảnh giới vô thủy vô minh cũng không ngoài phá ngã chấp và pháp chấp.

Phá pháp chấp bằng cách quán các pháp không có tự tính, thế gian chỉ là huyễn ảo, không gian, thời gian, số lượng đều không có thật, nghĩa là cả vũ trụ vạn vật, cả tam giới đều không có thật, tất cả chỉ là ảo hóa mà thôi. Tất cả chỉ là không nhưng công năng biến ảo của nó thì vô hạn.

Tu hành giữ giới luật là để không tạo ra nghiệp ác, không rơi vào ác đạo, đồng thời sửa đổi các tập khí, sửa đổi nhận thức để nhận chân thực tướng vô tướng của vạn pháp cũng tức là giác ngộ.

Giác giả làm chủ được nghiệp, sinh tử tự do, có khả năng đi tới bất cứ nơi nào trong tam giới để tiếp cận cứu độ những chúng sinh hữu duyên có gieo nghiệp thiện, đó là sự nghiệp mà Bồ tát Quán Thế Âm, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà xưa nay vẫn làm.

Chúng sinh tức mỗi người chúng ta là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, không khác gì với Thích Ca, Quán Thế Âm hay A Di Đà cả, nhưng chúng ta còn mê thích tưởng tượng, thích làm nam hay làm nữ, cứ mãi chơi trò diễn viên du hí trong thế giới thế lưu bố tưởng, chỉ cần trực há thừa đương, nhìn xuống hay quay đầu lại thì thấy tánh (kiến tánh) là một với tánh không, là một với vũ trụ vạn vật.

Tam giới vốn không có một vật gì cả như lời Huệ Năng nói trong bài kệ:

Bổn lai vô nhất vật Xưa nay chẳng có vật gì

Hà xứ nhạ trần ai Bụi trần nào có chỗ đâu bám vào

Cái vũ trụ vạn vật, cái thế giới trần gian mà chúng ta đang thấy, đang sống trong đó, chỉ là một toàn ảnh (ảo ảnh) do sự tưởng tượng và phóng hiện của bộ não. Bộ não tưởng tượng ra cái ta (ngã) và cả câu chuyện sinh ra, lớn lên và Tu vong (sinh tử luân hồi), nó cũng tưởng tượng ra pháp (vật chất và tinh thần).

Vật chất được phóng hiện ra trong không gian 3 chiều, cộng với thời gian thành 4 chiều. Ngã tương tác với pháp thành cái gọi là cuộc sống.

Vũ trụ vạn vật vốn là không có gì cả (tính không) tất cả chỉ là tưởng tượng nhưng rất rõ ràng cụ thể. Giống như cái thế giới ảo trên mạng internet, rất rõ ràng cụ thể nhưng ai cũng biết đó là ảo. Nhưng khi thế giới ảo đó được phóng hiện ra không gian và thời gian (thời –không) 4 chiều thì không ai còn biết đó là ảo nữa.

Tuyệt đại đa số người đời đều tin thế gian là có thật, không ngờ rằng đó chỉ là điên đảo tưởng, Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng, và người đời sướng khổ với thế lưu bố tưởng mà không hay biết. Bậc thánh cũng có thế lưu bố tưởng, nhưng không chấp là thật nên không có chấp trước tưởng, và không có khổ. Tu hành giác ngộ nói cho cùng chỉ là buông bỏ chấp trước tưởng.

Cư sĩ Truyền Bình

Truyền Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tom-luan-phat-giao-nhu-la-d22752.html)
Từ khóa: phật giáo

Chủ đề liên quan:

phật giáo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY