10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian tiết kiệm và đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng một cách an toàn và nhanh chóng.
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng muối trắng, nghệ vàng, trà xanh, trầu không, lá khế, lá ổi, dưa leo, dầu dừa… tiết kiệm và đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng một cách an toàn và nhanh chóng.
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mang lại hiệu quả
Hướng dẫn chữa bệnh chàm theo dân gian
Bệnh chàm là bệnh lý da liễu gây tổn thương ngoài da, được đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước, xuất hiện mẩn đỏ. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng này có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Để kiểm soát và đẩy lùi bệnh chàm, bạn có thể áp dụng những công thức an toàn, hiệu quả và đơn giản dưới đây.
1. Cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng nghệ vàng
Là loại dược liệu vô cùng quen thuộc, củ nghệ có khả năng giảm viêm, diệt khuẩn, chống ngứa, hồi phục tổn thương, tái tạo tế bào và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi
- Rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật sạch sẽ
- Lấy tăm bông thấm ướt dung dịch, nhẹ nhàng thoa lên làn da
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày trong vòng 10 ngày liên tục
2. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng muối trắng
Đông y quan niệm, với khả năng làm sạch, diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, muối trắng có thể đánh bay những triệu chứng khó chịu của bệnh chàm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 muỗng cà phê muối trắng sạch
- Rang nóng cho đến khi hạt muối giòn lên và chuyển vàng
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Đắp muối vừa rang (đã nguội bớt) lên bề mặt da
- Chà xát nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút
- Thực hiện nhiều lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm
3. Cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng nha đam
Với nguồn nước, vitamin và khoáng chất dồi dào, nha đam có công dụng dưỡng ẩm, giảm nhanh sưng viêm, ngăn ngừa hiện tượng kích ứng, ức chế quá trình lão hóa và kích thích cơ thể sản sinh collagen.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị vài nhánh nha đam
- Rửa sạch vị thuốc, loại bỏ vỏ ngoài, thu lấy gel trong
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật cẩn thận
- Nhẹ nhàng bôi gel nha đam lên bề mặt da
- Giữ nguyên trong vòng 20 phút
- Rửa lại bằng nước sạch
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
Nha đam có công dụng dưỡng ẩm, giảm nhanh sưng viêm, ngăn ngừa hiện tượng kích ứng, ức chế quá trình lão hóa và kích thích cơ thể sản sinh collagen.
4. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng trà xanh
Trà xanh rất giàu catechin và EGCG. Hai hoạt chất này giúp giảm sưng, chống viêm, phòng chống oxy hóa và cản trở hoạt động của vi khuẩn gây hại trên bề mặt da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g trà xanh tươi non
- Rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Nấu sôi trà xanh cùng 1.5 lít nước sạch
- Thêm một chút muối hạt vào nước trà xanh, sau đó tắt bếp
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Ngâm rửa bề mặt da bệnh với dung dịch trà xanh
- Thực hiện 1 lần/ngày
5. Cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng trầu không
Trầu không vị cay, tính ấm, được quy vào kinh phế – vị – tỳ. Bên cạnh tác dụng trị đau họng, cảm cúm, đau nhức xương khớp, loại thảo dược này còn có thể chữa khỏi nhiều bệnh lý da liễu thông thường, trong đó có bệnh chàm. Với một lượng lớn hoạt chất phenolic, tinh dầu trầu không giúp tiêu viêm, giảm đau, chống sưng và tiêu diệt mọi tác nhân gây hại trên bề mặt làn da.
Cách 1
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi xanh
- Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nhuyễn lá trầu không, vắt lấy tinh chất nước cốt
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Nhẹ nhàng bôi nước cốt trầu không lên da, để qua đêm
- Rửa lại bằng nước mát vào sáng hôm sau
Cách 2
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi xanh
- Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật cẩn thận
- Vò nhẹ lá trầu, sau đó chà lên vị trí cần điều trị
- Giữ nguyên 15 – 20 phút
- Rửa lại bằng nước ấm
6. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá ổi
Với tính ấm và vị hơi chát, lá ổi có thể tiêu độc, chống viêm, cầm máu, chủ trị bệnh chàm, viêm da, nổi mề đay, nhiễm trùng… Theo y học hiện đại, lá ổi chứa nhiều thành phần kháng viêm, chống nhiễm trùng và chống oxy hóa. Do đó, vị thuốc này có thể dưỡng ẩm, giảm nhanh cơn ngứa ngáy và hạn chế tình trạng bong tróc.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 250g lá ổi tươi non
- Rửa sạch thảo dược với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Nấu sôi lá ổi cùng 1 lít nước sạch khoảng 5 – 7 phút
- Chờ nước nguội đi
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Ngâm rửa khu vực cần điều trị bằng nước lá ổi trong khoảng 30 phút
- Áp dụng 1 lần/ngày trong vòng 1 tháng
Lá ổi có thể dưỡng ẩm, giảm nhanh cơn ngứa ngáy và hạn chế tình trạng bong tróc.
7. Cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng lá khế
Lá khế có công dụng lợi tiểu, tán nhiệt và chữa khỏi nhiều căn bệnh ngoài da thường gặp, trong đó có bệnh chàm. Hiện nay, y học hiện đại cũng đã phát hiện nhiều hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn rất tốt từ trong vị thuốc này.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi non
- Rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Nấu sôi lá khế cùng 2 lít nước sạch khoảng 5 – 7 phút
- Chờ nước nguội đi
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật cẩn thận
- Vệ sinh khu vực cần điều trị bằng nước lá khế
- Thực hiện 2 lần/ngày
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu sôi 1 nắm lá khế để lấy nước tắm hàng ngày.
8. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng chuối xanh
Hai hoạt chất tanin và carotenoid trong thịt và vỏ trái chuối xanh có thể sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và hạn chế tổn thương lan rộng trên bề mặt da. Bên cạnh đó, phần nhựa dồi dào vitamin và khoáng chất của vị thuốc này cũng góp phần phục hồi tổn thương và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 – 2 trái chuối xanh
- Rửa sạch chuối xanh với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xắt mỏng chuối xanh
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Nhẹ nhàng đắp chuối xanh lên vị trí cần điều trị
- Cố định bằng băng gạc, để nguyên qua đêm
- Tháo băng, rửa lại với nước sạch
- Áp dụng thường xuyên cho đến khi triệu chứng được cải thiện
9. Cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng dầu dừa
Thành phần enzym từ dầu dừa nguyên chất có khả năng giảm nấm, kháng khuẩn và xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật cẩn thận
- Thoa dầu dừa lên vị trí cần điều trị
- Massage nhẹ nhàng trong vòng 15 – 20 phút
- Rửa lại bằng nước ấm
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày
Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng dầu dừa
10. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dưa leo
Dưa leo chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất. Những thành phần này giúp tăng cường độ ẩm, chữa lành tổn thương, giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và hạn chế tình trạng bong tróc trên bề mặt làn da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 2 trái dưa leo tươi non
- Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xắt mỏng dưa leo, bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút
- Vệ sinh vùng da bị chàm thật kỹ lưỡng
- Nhẹ nhàng đắp dưa leo lên khu vực cần điều trị
- Giữ nguyên trong vòng 15 phút
- Tiến hành 2 – 3 lần/ngày
Một số lưu ý khi trị bệnh chàm theo mẹo dân gian
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian an toàn, đơn giản và tiết kiệm trên chỉ phát huy hiệu quả tốt đối với trường hợp bệnh nhẹ. Trong quá trình áp dụng, độc giả cần ghi nhớ những vấn đề sau:
- Hãy kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài cho đến khi bệnh tình thuyên giảm, không bỏ cuộc giữa chừng
- Lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, ngâm rửa cẩn thận trong nước muối pha loãng trước khi sử dụng
- Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà đặc, gia vị cay nóng, đồ hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn
- Tăng cường bổ sung nước, hoa quả, rau xanh và ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng
- Tuân thủ mọi chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa
- Vệ sinh làn da sạch sẽ, thường xuyên, tránh tác động thô bạo đến khu vực cần điều trị
- Làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ, tránh lao lực, ôm đồm nhiều việc
- Tập thể dục điều độ
Nhìn chung, kết quả điều trị của 10 mẹo dân gian này phụ thuộc phần lớn vào mức độ triệu chứng và đặc điểm cơ địa. Bên cạnh việc làm theo những công thức trên, bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa) để thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương và tái tạo làn da.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị
- Bệnh chàm khi mang thai và các biện pháp điều trị an toàn
- Chàm ở trẻ sơ sinh và các phương pháp điều trị an toàn
- TOP 12 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt