1. Mây đỏ phủ bầu trời
Mấy đỏ phủ cả bầu trời Australia.
Một ngày năm 2009, người dân Sydney, Úc tỉnh dậy và thấy toàn thành phố bị bao phủ bởi một màu đỏ của một đám mây bụi khổng lồ.
Nguyên do là bởi những cơn gió mạnh đã đẩy đám mây bụi từ sâu trong lục địa ra tới khu vực Sydney. Sự phản xạ ánh nắng mặt trời làm cho đám mây bụi này có màu đỏ rất thú vị. Diện tích bao trùm của đám mây đỏ này lên đến 840,860km2 và cao 2.5km.
2. Tảo phát sáng
Hiện tượng xảy ra ở lưu vực cửa sông Derwent thuộc Tasmania khi nơi này bị chiếm lĩnh bởi loài tảo đơn bào Noctiluca Scintillans thuộc loài Dinoflagellates. Bình thường chúng ta không dễ nhìn thấy chúng nhưng khi bị kích thích bởi các tác nhân từ bên ngoài, chúng sẽ phát ra ánh sáng mờ ảo rất thú vị.
3. cực quang nước úc
Cực quang là hiện tượng tự nhiên liên quan tới các hạt điện tích trên tầng khí quyển của Trái Đất, hình thành nên các vệt sáng màu đỏ hoặc xanh lá cây trên bầu trời. Hiện tượng xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời va chạm với tầng cao khí quyển tích điện của Trái Đất.
4. Horizontal Waterfalls - Thác nước nằm ngang
Thác nước ngang thực chất là hai khe núi nằm gần nhau tại khu vực McLarty Range, Kimberley. Khi thủy triều lên nhanh, nước biển sẽ dâng cao ở đầu vào và thấp hơn khoảng 5m ở đầu ra khiến nhìn từ trên cao, khe núi trông như một ngọn thác vậy.
5. Mây 'Glory' buổi sáng
Mây 'morning glory' thường xuất hiện vào mùa xuân ở khu vực vịnh Carpentaria, Queensland. Mây này có dạng ống dài và là sản phẩm của sự chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa đất liền và đại dương.
6. Ánh sáng Min Min
Ánh sáng Min Min được mô tả như bóng đèn hình đĩa bay mờ ảo xuất hiện trên đường chân trời trong vùng hẻo lánh của Úc.
Đã có các cuộc tranh luận bất tận về việc liệu đây là một hiện tượng thực sự hay chỉ đơn giản là một ảo ảnh. Một số người cho rằng, ánh sáng di chuyển về phía họ trước khi biến mất, những người khác nói rằng, các ánh sáng này đuổi theo xe củahọ.
7. 'Buster' Nam Sydney
Các cuộn mây 'Nam Buster' là tên người dân Sydney đặt cho những đám mây hình dáng kỳ lạ như những cơn sóng thần, thường xuất hiện ở khu vực khe núi Great Dividing Range và bờ biển phía Nam khi có những cơn gió mạnh (>60km/h) vào tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau.
8. Bãi biển capuchino
Hiện tượng thú vị này rất hiếm khi xuất hiện vì chúng cần những điều kiện thời tiết khá đặt biệt.
Những con sóng mạnh sẽ cuốn hỗn hợp các chất bẩn của biển như bọt biển, xác sinh vật biển trộn chúng lại với nhau và tạo thành một lớp với nhiều bọt và bong bóng trên bờ biển.
Theo Quốc Văn/Khám phá
Link bài gốc Lấy link
http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/8-hien-tuong-thien-nhien-tuyet-dep-chi-co-o-australia-c7a490667.htmlTheo Quốc Văn/Khám phá