Ông Phan Văn Mãi nhận định, công tác điều trị, chăm lo đời sống người dân đã đi vào đi nề nếp, vận hành khá bài bản, tháo gỡ được các vướng mắc, hạn chế. Theo ông Phan Văn Mãi, bây giờ việc đếm ca F0 không có nhiều ý nghĩa nhưng vẫn cần quan tâm đến ca mắc mới. Hiện thành phố cũng đang tập trung cho công tác điều trị.
“TP HCM đang cố gắng làm sao tăng cường nặng lực điều trị kịp thời để hạn chế chuyển nặng và hạn chế Tu vong’, ông Mãi nhấn mạnh. Lãnh đạo TP HCM thông tin, trong mô hình tháp 5 tầng điều trị thì tầng 3 và tầng 4 là những tầng áp lực nhiều nhất.
Ông Phan Văn Mãi khẳng định: “Tầng 3, 4, 5 của thành phố gần như đầy hết năng lực. Để giảm áp lực, giảm quá tải ở các tầng này thành phố sẽ tính toán, tổ chức lại, liên thông các tầng ra làm sao? Nếu có thể mở rộng thêm không gian thì không gian đó như thế nào? Đây là những giải pháp cập nhật hàng ngày hướng đến điều chỉnh để tiếp cận bệnh nhân nhanh hơn, nhận nhiều hơn các ca mới”.
Ông phan văn mãi thông tin thêm, kế hoạch của thành phố là đang tăng thêm 3 bệnh viện tầng 3 điều trị covid-19 với công suất 1.000 giường. tầng 5 giờ đang đạt quy mô 500 giường, sẽ khẩn trương mở 1.000 giường ở bệnh viện ung bướu. trung ương cũng đang đề nghị 4 trung tâm hồi sức. cuối tuần này có một số cơ sở hoàn thiện sẽ nhận bệnh nhân. như vậy ở các tầng đều nâng năng lực tiếp nhận mới.
Để thuận lợi cho người dân khi nhập viện, cấp cứu, đặc biệt không để người bệnh Tu vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh, Sở Y tế TP HCM yêu cầu, Trung tâm cấp cứu 115 Thành phố cùng các bệnh viện phải luôn sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
Cụ thể, đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận khi người dân tự đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm. Khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu. Tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh. Tùy tình trạng người bệnh mà quyết định việc tiếp tục điều trị người bệnh tại đơn vị hay cần chuyển tuyến điều trị.
Sở Y tế TP HCM chỉ đạo, không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính với SARS-CoV-2 mới tiếp nhận. Ngoài ra, các bệnh viện cần chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, đảm bảo không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.Theo Sở Y tế, các đơn vị triển khai nội dung trên để hướng đến mục tiêu giảm thấp tỉ lệ Tu vong. Không để người bệnh Tu vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh
Liên quan đến hoạt động theo dõi sức khỏe tại nhà, trong đó có những trường hợp F0, F1, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM khuyến cáo, người dân thận trọng khi mua các test nhanh rao bán trên mạng, nên mua các loại được Bộ Y tế cấp phép và bán tại các nhà Thu*c. Theo ông Dương Anh Đức, hiện có một số loại test nhanh nội địa và nhiều loại nhập khẩu trong danh mục cấp phép của Bộ Y tế. Độ chính xác phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu cũng như thời gian thực hiện, thể trạng.
Ông đức lưu ý, nếu test nhanh có kết quả nghi ngờ dương tính cũng cần bình tĩnh để liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. trường hợp âm tính với covid-19 cũng không nên chủ quan vì vẫn còn sai số nhất định. kể cả dương tính cũng có thể sai số. người dân vẫn phải tuân thủ 5k của bộ y tế. nếu có triệu chứng như: ho, sốt, khó thở, mất vị giác,… cần liên hệ với cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho hay, tính đến sáng 5/8 thành phố đang điều trị 33.378 trường hợp. Trong đó có 2.070 trường hợp cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nhiễm nặng và 15 ca thở ECMO. Thành phố cũng ghi nhận 2.005 trường hợp Tu vong.