Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trà dược bồi bổ tế bào máu

Trong y học cổ truyền, trà dược đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ chế và dễ dùng.

Có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày trong một số trường hợp và suy giảm tế bào máu nói riêng. Ngoài tính hiệu quả ở các mức độ khác nhau, trà dược đủ chuẩn đều rất ít tác dụng không mong muốn nên có thể dùng kiên trì và lâu dài.

Tế bào máu gồm có hồng cầu (tế bào máu đỏ), bạch cầu (tế bào máu trắng) và tiểu cầu. suy giảm tế bào máu có thể là giảm đơn dòng (một loại tế bào) hoặc giảm đa dòng (2 hoặc cả 3 loại tế bào) do nhiều nguyên nhân gây nên như suy tủy, thiếu máu, nhiễm trùng, nhiễm độc, tác dụng không mong muốn của Thu*c, bệnh lý tiểu cầu (thường gây các dạng xuất huyết), tác dụng phụ của hóa trị liệu và xạ trị liệu trong điều trị các bệnh lý ác tính… dưới đây là một số loại trà dược mà thành phần của nó có công dụng tư bổ can thận, ích huyết, dưỡng tinh phòng và điều trị suy giảm tế bào máu để bạn đọc tham khảo.

Thành phần: nữ trinh tử, kỷ tử, thái tử sâm mỗi vị 10g, kê huyết đằng 15g

Công dụng: tư bổ can thận, ích huyết.

Cách dùng: các vị đem sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày.

Trong phương, thái tử sâm bổ sinh tân, sinh huyết; kỷ tử tư bổ can thận, nhuận phế minh mục; kê huyết đằng hoạt huyết sinh huyết; nữ trinh tử tư bổ can thận, thanh nhiệt minh mục. Các vị Thu*c đều được chứng minh có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tạo huyết, tăng số lượng và chất lượng các tế bào máu, cải thiện sức miễn dịch của cơ thể. Trong đó, đặc biệt là thái tử sâm và nữ trinh tử có khả năng tăng tạo số lượng bạch cầu và tế bào lympho, phòng chống hữu hiệu tình trạng suy giảm lượng bạch cầu ở các bệnh nhân ung thư được trị liệu bằng hóa chất và tia xa. Kê huyết đằng khi dùng với liều cao có thể ngăn ngừa và hỗ trợ trị liệu tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu, rất thích hợp với bệnh lý thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cây và vị Thu*c nữ trinh tử bổ can thận, ích huyết.

Cây và vị Thu*c nữ trinh tử bổ can thận, ích huyết.

Thành phần: sinh hoàng kỳ, nữ trinh tử, linh chi, đương quy, đan sâm, đẳng sâm và sơn thù, mỗi vị 6g

Công dụng: ích khí, dưỡng huyết, phù chính, dùng cho các trường hợp suy giảm tế bào máu, đặc biệt là giảm bạch cầu do dùng hóa chất và tia xạ trị liệu ung thư.

Cách dùng: các vị Thu*c có thể bội lượng theo tỷ lệ như trên, sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần, có thể đóng dưới dạng trà túi, mỗi túi 50g. Mỗi lần dùng 50g bột Thu*c hoặc 1 túi đem hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Khi bị cảm sốt không dùng.

Trong phương, hoàng kỳ và đẳng sâm ích khí sinh huyết; đương quy và đan sâm hoạt huyết sinh huyết; sơn thù và nữ trinh tử dưỡng âm ích tinh; linh chi tư bổ cường tráng. Các vị phối hợp với nhau tạo nên công năng phù chính bồi bản (nâng cao chính khí và bồi bổ cơ thể). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tất cả các vị trong phương đều có tác dụng cải thiện công năng tạo máu của tủy xương, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong đó đặc biệt là hoàng kỳ có tác dụng làm tăng chất lượng và số lượng hồng cầu trưởng thành và hồng cầu lưới, nâng cao lượng bạch cầu trên mô hình động vật thí nghiệm làm giảm số lượng bằng cầu bằng phương pháp chiếu xạ. Nữ trinh tử cũng được chứng minh có khả năng tăng số lượng bạch cầu trên bệnh nhân ung thư trị liệu hóa chất.

Thành phần: hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ, thỏ ty tử, đương quy và kỷ tử mỗi vị 200g, trần bì 150g

Công dụng: ích khí bổ huyết, dưỡng tinh.

Cách dùng: các vị đem sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày.

Trong phương, hoàng kỳ bổ khí sinh huyết; đương quy và kỷ tử bổ huyết sinh huyết; kê huyết đằng hoạt huyết sinh huyết, bồi bổ can thận, gân xương; phá cố chỉ và thỏ ty tử bổ thận dưỡng tinh mà sinh huyết. Ngoài các vị Thu*c thường dùng để làm tăng số lượng và chất lượng tế bào máu như hoàng kỳ, đương quy và kỷ tử, kê huyết đằng là một vị Thu*c Nam nhưng cũng đã được các tác giả Trung Quốc chứng minh có tác dụng cải thiện năng lực hoạt động của hệ thống tạo máu, làm tăng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố trong trường hợp thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau, đồng thời vị Thu*c này còn có khả năng nâng lượng tiểu cầu ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết do giảm tiểu cầu. Phá cố chỉ và thỏ ty tử cũng được chứng minh có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tra-duoc-boi-bo-te-bao-mau-n188530.html)
Từ khóa: Trà dược

Chủ đề liên quan:

trà dược

Tin cùng nội dung

  • Trời nóng bức, cơ thể ra mồ hôi nhiều làm mất chất muối khoáng, người thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, khó tập trung tư tưởng trong học tập và làm việc. Sau đây là một số bài trà dược và cách day bấm huyệt tác dụng bổ trí não, thanh nhiệt, chống mệt mỏi trong những ngày hè.
  • Uống trà là một nét văn hóa của người Việt, uống trà vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
  • Theo y thư cổ, đan sâm vị đắng tính hơi lạnh, vào được hai kinh tâm và can, có công dụng hoạt huyết khứ ứ, tiêu thũng chỉ thống, lương huyết dưỡng huyết và an thần; thường được dùng để chữa các chứng bệnh của đông y do huyết ứ gây nên.
  • Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: Thu*c ngâm, Thu*c đắp, Thu*c xông, Thu*c thang, trà dược, dược thiện...
  • Có lẽ chưa bao giờ trên thị trường dược phẩm cổ truyền ở ta, các loại trà dược lại phong phú như bây giờ. Vậy, thế nào là trà dược? Trà dược được chế biến và sử dụng nhằm mục đích gì?...
  • Mùa thu, mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm thấp, khí táo với đặc tính khô hanh dễ làm hao tổn phần dịch trong cơ thể gây nên các hiện tượng khô háo ở mũi họng và da dẻ.
  • Theo y học cổ truyền,thiếu máu cơ tim nằm trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược.
  • Trà không chỉ là món uống giải khát, thư giãn mà còn có tác dụng giảm được một số cơn đau khó chịu.
  • Hiện nay, tăng huyết áp ngày càng có xu hướng gia tăng, không chỉ gặp ở người trung và cao tuổi mà ngay cả ở người trẻ.
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY