Theo ths.bs. nguyễn văn tiến (viện dinh dưỡng quốc gia), những người cao huyết áp nên uống chè xanh vì chè xanh có tác dụng giảm xơ vữa động mạch, giảm thành phần cholesterol trong máu. đây là những bệnh thường xảy ra ở người bị cao huyết áp.
Ngoài ra, chè xanh còn là một loại nước uống rất có giá trị dinh dưỡng vì thành phần cơ bản của chè là tanin (15-30%). nhờ có tanin mà chè có vị chát đặc hiệu có tác dụng đối với niêm mạc ống tiêu hoá, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích ở đường ruột hoạt động. trong chè xanh cũng có chứa từ 2,5-4% lượng cafein, vì vậy có khả năng kích thích hưng phấn đối với hệ thần kinh trung ương, hoạt động của tim mạch, thận và ống tiêu hoá, bảo vệ bộ gen tế bào chống đột biến, góp phần chống ung thư nhờ chất flavonoids có trong nước chè.
Trà xanh tốt cho người bị cao huyết áp. Ảnh minh họa
Những chất có trong lá chè tươi hoặc đã phơi khô được chế biến thành nước uống có khả năng kích thích tế bào sản sinh ra nhiều interfeon trong máu, có tác dụng đề phòng các bệnh do virút. Hợp chất tự nhiên của thảo mộc trong chè có thể phòng ngừa tăng cholesterol máu, không cho máu đông làm nghẽn mạch. Nếu hấp thu các hợp chất này đều đặn với số lượng lớn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Những người bị táo bón: Các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.
- những người bị suy nhược thần kinh và mất ngủ: chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn.
Những người bị táo bón, gút, viêm loét dạ dày...không nên uống trà xanh. Ảnh minh họa
- Những người bị thiếu máu: Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt dẫn đến bị thiếu máu.
- Những người bị thiếu canxi và bị loãng xương: Vì cafein trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi, mặt khác, cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.
- Người bị loét dạ dày: Trà kích thích bài tiết acid. Chất tanin của trà làm giảm hoạt tính của men khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều acid hơn làm bệnh nặng lên.
- Những người mang bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà hãm lâu.
Chủ đề liên quan:
bệnh tim mạch cao huyết áp chống ung thư hệ thần kinh trung ương suy nhược thần kinh viện dinh dưỡng