Những lục địa ổn định hơn dần xuất hiện. |
“kết quả của chúng tôi giải thích rằng, các lục địa vẫn còn yếu và dễ bị phá hủy trong thời kỳ sơ khai, từ 4,5 - 4,0 tỷ năm trước. sau đó, chúng phân hóa dần và trở nên cứng trong một tỷ năm sau, tạo thành lõi của các lục địa hiện đại”, fabio - tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học về trái đất thuộc đại học monash, cho biết.
Trong hàng trăm triệu năm, các lục địa hiện tại đã ổn định. chúng di chuyển do kiến tạo mảng, tạo thành các hình dạng khác nhau. các mảnh ghép của lớp vỏ hàng trăm triệu năm trước hầu hết vẫn tồn tại đến ngày nay. tuy nhiên, có rất ít thông tin về các lục địa tồn tại từ rất sớm trong lịch sử trái đất.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính để lập mô hình tương tác của đá và magma trong vỏ và lòng trái đất. mô hình cho thấy, các lục địa sớm nhất được hình thành từ phần của lớp phủ trên. chúng tan chảy khi lên bề mặt và gây ra những vụ phun trào núi lửa khổng lồ. thời điểm đó, hành tinh này chứa một nguồn nhiệt khổng lồ.
Nhưng các lục địa của thời kỳ này, được gọi là hadean (4,6 - 4,0 tỷ năm trước), rất yếu và dễ bị phá hủy. tuy nhiên, lớp vỏ của hadean nóng và mỏng hơn. vì vậy, những vết nứt rộng lớn sẽ hình thành giữa các lục địa mới này.
Magma rò rỉ và sẽ bao phủ các lục địa trẻ. từ đó, khiến các lục địa nhỏ chìm vào lớp phủ. trong khi đó, các lục địa mới được hình thành từ magma trên đỉnh của những lục địa bị chôn vùi.
Vào thời kỳ archean (4,0 tỷ - 2,5 tỷ năm trước), lớp vỏ hình thành lần đầu tiên gần như được thay thế hoàn toàn bằng các lục địa hiện đại. những lục địa hadean bị mất đó đã tạo nên những lục địa ổn định hơn sau này.
Sự tái hấp thu của các lục địa ban đầu vào những phần nông nhất của lớp phủ làm cho vùng đó của lớp phủ khô và cứng hơn. qua đó, tạo thành nền tảng mà trên đó, các lục địa sau này có thể phát triển một cách an toàn.
Kịch bản này có thể giải thích cách kiến tạo mảng hiện đại xuất hiện. mô hình cũng chỉ ra rằng, một số mảnh của các lục địa sơ khai đó sẽ vẫn tiếp tục lộ ra trên bề mặt, tạo thành “rễ” dày và ổn định trong lớp vỏ. những mảnh đó vẫn tồn tại đến ngày nay và được gọi là miệng núi lửa.
Theo Kim Dung/giaoducthoidai