Theo một tuyên bố từ cơ quan biến đổi khí hậu copernicus, một phần của chương trình quan sát trái đất của liên minh châu âu, so với kỷ lục được lập trước đó vào tháng 9 năm ngoái, trái đất ấm hơn 0,05 độ c.
Theo tuyên bố, nhiều quốc gia trải qua nhiệt độ cao hơn mức trung bình, nhưng nhiệt độ "cao bất thường" đã xảy ra ở nhiều địa điểm như ngoài khơi bờ biển phía bắc siberia, ở trung đông, một số khu vực của nam mỹ và australia. châu âu cũng đã có tháng 9 ấm nhất từ trước đến nay, với nhiệt độ cao hơn khoảng 0,2 độ c so với tháng 9 ấm nhất trước đó vào năm 2018.
Năm nay, cả tháng 1 và tháng 5 cũng đã phá kỷ lục về nhiệt độ.
Vào tháng 6, một thị trấn ở siberia đã ghi nhận nhiệt độ là 38 độ c, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở vòng bắc cực. mùa đông và mùa xuân ở siberia cũng "ấm bất thường", với nhiệt độ cao hơn bình thường vào tháng 5 lên tới 10 độ c.
Vào tháng 8, thung lũng ch*t ở california đạt mức nhiệt 54,4 độ c, nhiệt độ nóng nhất trong hơn một thế kỷ qua và là một trong những lần nhiệt độ nóng nhất trên thế giới.
Sự ấm lên cũng dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn. Năm nay, cháy rừng ở California đã thiêu rụi một diện tích kỷ lục 4 triệu mẫu Anh (1,6 triệu ha), và mùa cháy rừng còn lâu mới kết thúc. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường California, diện tích bị cháy rừng ở California đã tăng lên mỗi năm kể từ năm 1950.
Tuyên bố của copernicus cho biết, tháng 9 cũng ghi nhận lượng băng biển thấp thứ hai trên thế giới. các quan chức của cơ quan biến đổi khí hậu copernicus viết: “đây không phải là điều hoàn toàn bất ngờ, vì lượng băng biển đã giảm trong vài thập kỷ và tháng 9 là tháng có xu hướng cho thấy giá trị thấp nhất trong năm”.
Dữ liệu được sử dụng để theo dõi nhiệt độ không khí bề mặt là một phần của tập dữ liệu "ERA5" từ năm 1979. Nhưng theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Tầm trung châu Âu, toàn bộ tập dữ liệu ERA5 bắt đầu từ năm 1950 sẽ được công bố trong năm nay.