Dinh dưỡng hôm nay

Tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư, tuyệt đối không hâm lại những thực phẩm này trong dịp Tết

Trong dịp Tết, để tiết kiệm nhiều thức ăn dư thừa, các chị em thường làm nóng lại các món ăn cũ cho bữa kế tiếp. Những tưởng đây là thói quen tốt nhưng thực chất lại ẩn chứa nhiều nguy hại, bởi một số loại thực phẩm khi hâm nóng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Trong dịp Tết, để tiết kiệm nhiều thức ăn dư thừa, các chị em thường làm nóng lại các món ăn cũ cho bữa kế tiếp. Những tưởng đây là thói quen tốt nhưng thực chất lại ẩn chứa nhiều nguy hại, bởi một số loại thực phẩm khi hâm nóng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Nguy cơ gây ngộ độc cao

Tiến sĩ Lâm Văn Mân (Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển và Chuyển giao Công nghệ - Viện An toàn Thực phẩm) cho biết, trong thực phẩm thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh, những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động.

Do đó, khi lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể diệt hết các vi khuẩn này và người ăn dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao

Chính vì vậy, tiến sĩ Mân khuyến cạo các bà nội trợ không nên hâm lại thức ăn thừa và tiếp tục sử dụng vào hôm sau.

Có thể gây ung thư nếu sử dụng thức ăn được hâm lại nhiều lần

Theo các chuyên gia, rất nhiều các căn bệnh ung thư đều ít nhiều có liên quan mật thiết với thói quen ăn uống, tuy nhiên, không phải tất cả các loại đồ ăn thừa đều có hại cho sức khỏe, chủ yếu là đồ ăn đó có bị biến chất hay không.

Trong cách chế biến, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.

Với món canh nấu trong thời gian dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn. Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.

Để phòng tránh căn bệnh ung thư, các chị em nên 'nằm lòng' các loại thực phẩm không nên hâm đi hâm lại nhiều lần dưới đây:

Rau bina

Rau bina được ví như “siêu thực phẩm” cho bé vì hàm lượng dinh dưỡng phong phú với 20 loại vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, loại rau xanh này có công dụng phòng các chứng bệnh thiếu canxi, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng trong rau bina và đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn rau bina ngay sau khi chế biến, tránh đun lại nhiều lần. Bởi khi nấu lại nhiều lần, nhiệt độ khiến các gốc nitrat trong rau bina biến đổi thành nitrit - một hợp chất gây ung thư.

Nấm

Các loại nấm nên được tiêu thụ ở trong ngày bởi thành phần protein trong nấm khá phức tạp. Tuyệt đối không nên hâm nóng nấm lại sang ngày hôm sau, kể cả chỉ là một lần duy nhất.

Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat, khi bị đun lại nhiều lần, nitrat sẽ sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày và cơ thể.

Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp

Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác.

Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm ôxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư. Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Khoai tây

Khoai tây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời.

Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng khoai tây hâm nóng lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng mất hết, thậm chí chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, việc chiên đi chiên lại nhiều lần khoai tây ở nhiệt độ cao có thể làm sản sinh các chất gây ung thư.

Một chú ý quan trọng không kém đó là khi chọn khoai tây bạn cũng cần tránh những củ để lâu ngày đã mọc mầm. Lúc này, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường và tiếp tục chuyển hóa thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các chất này có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…

Cần tây

Cần tây thường được sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Tuy nhiên loại rau này có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.

Củ dền

Loại rau màu đỏ ngon ngọt này chứa sắt, magiê, canxi và một phần của nitrat cao và bạn cũng không nên nấu hay hâm nóng lại. Bởi khi được hâm lại, chúng có thể sinh ra các tế bào ung thư trong cơ thể.

Cần bỏ thói quen đun nấu lại thức ăn nhiều lần

Theo khuyến cáo của bác sĩ Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia), các bà nội trợ cần bỏ thói quen đun nấu thức ăn nhiều lần để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Lý do là sau mỗi lần đun, thực phẩm bị mất nước, hao hụt vitamin, đặc biệt là các enzyme (loại men tốt cho hệ tiêu hóa). Vì thế, chị em hãy là những người nội trợ thông minh, hãy cố gắng mua đồ tươi ngon với một lượng đủ dùng rồi chế biến và sử dụng ngay. Nếu không có thời gian thì có thể đông lạnh quả tươi để dùng dần, còn các loại thịt thì vẫn nên dùng tươi sẽ đảm bảo hơn.

Quỳnh Hoa (T/H)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/tranh-nguy-co-mac-benh-ung-thu-tuyet-doi-khong-ham-lai-nhung-thuc-pham-nay-trong-dip-tet-26847/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY