Tai , Mũi , Họng hôm nay

Trẻ có thể bị điếc vì viêm tai giữa Đời sống

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương... ảnh hưởng đến sức nghe của bé, nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Ảnh: Corbis.com.

Viêm tai giữa là một căn bệnh có thể xảy ra đối với mọi người, ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt, trẻ nhỏ ở từ 1 đến 3 tuổi là đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này nhất.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 - 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật...

- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

- Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời.

Hãy để ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

Không có phản ứng với âm thanh yếu hoặc bật to TV, radio; nói to hơn; có biểu hiện mất tập trung.

Tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân hay tiêu chảy và nôn... đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển và trẻ có thể bị điếc.

Nếu không phát hiện bệnh cho trẻ ở giai đoạn đầu, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ chuyển sang vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai. Lúc đó ta có thể thấy:

- Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

- Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

- Không kêu đau tai nữa. Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ...) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

Điều trị viêm tai giữa cho bé

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy Thu*c chuyên khoa tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Vì đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nề do vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cha mẹ phải theo dõi, chú ý đến mọi bất thường để có thể phát hiện một cách kịp thời khi trẻ bị bệnh, ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

- Luôn rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ.

- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói Thu*c hay người mắc bệnh.

- Đối với trẻ sơ sinh, tăng cường bú mẹ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được bệnh cảm lạnh và viêm tai.

- Vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm.

- Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa.

- Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.

- Trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan... cần phải được điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.

- Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng.

(Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/tre-co-the-bi-diec-vi-viem-tai-giua-2268819.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY