Bạn nên biết hôm nay

Trẻ mắc bệnh tim mạch có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Xin hỏi bác sĩ trẻ mắc bệnh tim mạch tiêm vaccine Covid-19 được không? Cần lưu ý gì không tiêm vaccine? (Nguyễn Phú Lâm, 49 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Trẻ mắc bệnh tim mạch nên được chủng ngừa vaccine covid-19. tiêm vaccine covid-19 không những giúp giảm khả năng mắc bệnh mà còn giúp bệnh nhân tim mạch giảm nguy cơ nhập viện do bệnh nặng và nguy cơ t* vong.

Theo thống kê của who, tỷ lệ t* vong do covid-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, ở người có bệnh tiểu đường hơn 7%, ở người bình thường là 0,9%. điều đó cho thấy nguy cơ t* vong do covid-19 ở người bệnh tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.

Trẻ mắc bệnh tim mạch cần sớm chủng ngừa vaccine covid-19 để bảo vệ tim mạch trước đại dịch. ảnh: trung tâm tiêm chủng vnvc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ mắc bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao gặp biến chứng nếu mắc Covid-19. Lượng virus tấn công vào phổi và tim ở trẻ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn người khỏe mạnh, khả năng T* vong cao hơn do cơ thể kích hoạt bệnh tim sẵn có, gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim gây các cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp.

Mặt khác, người mắc bệnh tim mạch có chức năng tim đã suy yếu, người bệnh vốn đã khó thở vì bệnh tim mạch sẵn có, nay lại càng khó thở hơn vì covid-19 gây hội chứng viêm phổi cấp, khiến nhóm người bệnh này không đủ sức chống chọi với dịch bệnh.

Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như rung nhĩ, đau ngực, bệnh cơ tim giãn, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối mạch phổi, bệnh mạch ngoại vi, bệnh lý van tim, tai biến mạch não... đều rất cần được tiêm vaccine ngừa covid-19 càng sớm càng tốt, thuộc nhóm ưu tiên tiêm chủng.

Trẻ có bệnh tim mạch cần lưu ý phản ứng dị ứng với các tác nhân. nếu những phản ứng không liên quan đến vaccine, như viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết hoặc thu*c uống vẫn có thể tiêm được vaccine, nhưng phải được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế nơi có đủ điều kiện cấp cứu ban đầu. mặc khác, phản ứng dị ứng nặng có nguy cơ làm nặng hơn tình trạng tim mạch sẵn có. tuy nhiên nguy cơ này rất hiếm, chỉ xảy ra 1 trường hợp trên 2.000.000 người tiêm chủng.vì vậy, sau khi tiêm chủng vaccine covid-19, phụ huynh và trẻ cần phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của của bác sỹ về cách theo dõi, phát hiện và xử trí các phản ứng sau tiêm. đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời như nổi mày đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức...

Hiện chưa có báo cáo nào về phản ứng giữa vaccine covid-19 và các thu*c tim mạch nên trẻ không nên dừng bất cứ thu*c tim mạch nào trước và sau khi tiêm vaccine ngừa covid-19.

Bác sĩ Bạch Thị ChínhGiám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-mac-benh-tim-mach-co-tiem-vaccine-covid-19-duoc-khong-4379678.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 vaccine vaccine trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY