Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ mắc tay chân miệng tăng gấp 4 trong một tháng

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ghi nhận 420 ca tay chân miệng trong tuần qua, tăng gần gấp 4 lần so với trung bình một tháng trước.

Bốn tháng đầu năm, thành phố ghi nhận 936 ca bệnh tay chân miệng, trong đó 95% trẻ ở độ tuổi 1-5. Tuần qua, số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng. Theo HCDC, số bệnh nhân tăng ở hầu hết các quận huyện, đặc biệt là quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Bình, TP Thủ Đức.

Các chuyên gia dự đoán những dịch bệnh lưu hành thường niên tại thành phố như sốt xuất huyết, tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay, khi mọi hoạt động xã hội trở lại trạng thái bình thường sau hai năm gián đoạn do civid-19.

Đợt dịch tay chân miệng gần nhất tại tp hcm xảy ra năm 2020 với hơn 16.000 ca, không ghi nhận t* vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đi học.

Một bé mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại phòng cấp cứu bệnh viện ở tp hcm. ảnh: lê phương

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm tại Việt Nam, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là nhóm dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng tháng 3-5 và tháng 8-9 hàng năm. Hầu hết trường hợp diễn biến nhẹ, một số ca có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến T* vong. Do đó bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, liên quan vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Để phòng bệnh, HCDC khuyến cáo trẻ và người lớn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn ghế, sàn nhà... Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Dấu hiệu nghi ngờ tay chân miệng như sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi, đau họng, chảy nước bọt nhiều, tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; phát ban dạng phỏng nước 2-10 mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.

Đưa trẻ nhập viện ngay nếu sốt cao trên 39 độ C không thể hạ bằng paracetamol, bé quấy khóc, giật mình nhiều lần, ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh.

Trẻ mắc tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-mac-tay-chan-mieng-tang-gap-4-trong-mot-thang-4461393.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY