Bạn nên biết hôm nay

Trẻ nào không được tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ em 12-17 tuổi được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19. Vậy nhóm trẻ nào có chống chỉ định không được tiêm vaccine Covid-19? (Võ Phương, TP HCM)

Trả lời:

Việc tiêm vaccine ngừa covid-19 cho trẻ em sẽ được hiện từng bước, thận trọng và đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. theo quyết định mới nhất của bộ y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19 đối với trẻ em, trẻ có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng covid-19 lần trước (nếu đã tiêm mũi 1) hoặc các thành phần của vaccine phòng covid-19 có chống chỉ định, không được tiêm vaccine covid-19.

Theo hướng dẫn của bộ y tế, tất cả trẻ em đều được khám sàng lọc trước khi tiêm. thông thường, những trẻ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh. do vậy, phụ huynh cần cho bác sĩ biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thu*c điều trị trẻ đang sử dụng. những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm chủng covid-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em tại trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP HCM, ngày 27/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số trường hợp có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần thận trọng, bao gồm: trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác cần đến bệnh viện để được tiêm vaccine phòng covid-19 như: nghe tim, phổi bất thường, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, bệnh bẩm sinh, ... hay trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

Trẻ có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, suy thận, tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính; bệnh di truyền, thần kinh hoặc chuyển hóa; bệnh hồng cầu hình liềm; suy giảm miễn dịch và béo phì là nhóm cần được ưu tiên tiêm vaccine covid-19 để tránh nguy cơ phải nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến t* vong nếu đồng nhiễm với covid-19.

Sau khi tiêm vaccine ngừa covid-19 trẻ cần được theo dõi sức khỏe kỹ theo hướng dẫn của bác sĩ, vì ngoài những phản ứng phụ ở vị trí tiêm, như sưng nóng, đỏ, đau tại chỗ có thể tự khỏi trong vòng 3-7 ngày, có một tỉ lệ (dù là rất thấp) viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim ở trẻ, thường xuất hiện sau tiêm mũi thứ 2 (ít gặp sau tiêm mũi 1). trẻ sẽ có biểu hiện như đau ngực cấp đánh trống ngực, vã mồ hôi, khó thở, cơn ngất... các trường hợp này thường có biểu hiện nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị và nghỉ ngơi, đa số trẻ đều tự khỏi và nhanh hồi phục. nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như đã nói ở trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Nếu quá lo lắng việc trẻ có thể gặp biến chứng, hoặc trẻ có tiền sử bệnh nền, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm tại các bệnh viện có tổ chức tiêm ngừa.

BS.CKI Bạch Thị ChínhGiám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-nao-khong-duoc-tiem-vaccine-covid-19-4379671.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY