PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, khi thời tiết tăng nhiệt nắng nóng, việc có tác dụng làm mát không khí, giảm sự khó chịu cho cơ thể khi phải tiếp xúc với không khí nóng bức. Nhưng sử dụng không đúng cách gây nhiều hiểm họa với sức khỏe.
+ Thứ 1, thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng được, sẽ dẫn đến khả năng bị cảm hoặc bị mắc các bệnh đường hô hấp.
+ Thứ 2, quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô da do độ ẩm trong phòng điều hòa thường chỉ 50%. Việc lạm dụng cả ngày không nghỉ cũng dẫn đến các bệnh khác như viêm da, mất nước, viêm đường hô hấp, viêm mũi,...nhất là với trẻ sơ sinh. Chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ.
+ Thứ 3, một điều khá quan trọng là mà không vệ sinh máy thường xuyên lại khiến vật dụng hữu hiệu này thành ổ chứa vi khuẩn. Nguyên nhân này dẫn tới việc có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp hay viêm phổi khi sử dụng điều hòa. Trong quá trình dùng, mọi người chú ý vệ sinh điều hòa theo định kỳ và dọn dẹp thường xuyên phòng ở có điều hòa sạch sẽ.
+ Thứ 4, đóng kín cửa khi ngăn chặn nguy cơ thất thoát khí lạnh gây lãng phí điện. Nhưng điều hòa chỉ có thể luân chuyển không khí trong phòng để làm lạnh nên sẽ tạo cảm giác bức bí, khó chịu ảnh hưởng sức khỏe.
Đặc biệt lưu ý, hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với dịch bệnh COVID – 19 phức tạp. Trước đó, nhiều chuyên gia y tế đã chỉ ra COVID – 19 thừa kế phần lớn đặc tính của virus SARS 2002-2003, chỉ khác về khả năng cao hơn hẳn. Trong không gian kín của phòng điều hòa thì khả năng rất cao.
Để phòng lây nhiễm COVID - 19, BS Trần Xuân Phúc –(Bệnh viện Xanh Pôn) đã cho rằng điều đầu tiên cần làm là không nên nhiệt, mở các cửa để đảm bảo thông thoáng không khí. Ngừng có nghĩa là cắt đứt sự lây lan của virus qua nó. Trong trường hợp thời tiết quá nóng buộc phải cần nhớ để ở 27 độ C thay vì quá lạnh. Tốt nhất vẫn là dùng quạt, mở cửa cho nhà cửa thoáng.
Bộ Y tế cũng lưu ý, tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động... cần tăng cường thông khí bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo, ngay ở buồng bệnh cách ly sự thoáng khí cũng vô cùng quan trọng. Mỗi buồng bệnh cần đảm bảo 2 cửa chính, nếu không đủ cần tăng cường các biện pháp thông khí cưỡng bức, sử dụng các thiết bị điều chỉnh không khí nhằm đảm bảo môi trường không khí an toàn.
Các thiết bị hỗ trợ gồm có quạt cản khí trong buồng cách ly ra ngoài, quạt hút khí sạch từ ngoài môi trường vào buồng cách ly, quạt đẩy khí ô nhiễm trong buồng cách ly ra khu ít người.
Chủ đề liên quan:
có thể covid 19 điều hòa dùng điều hòa gây bệnh hạn chế dùng điều hòa phòng COVID lây nhiễm nguy hại sai lầm sống khỏe sử dụng điều hòa sử dụng điều hòa cần biết cách để phòng bệnh tăng nhiệt