Dinh dưỡng hôm nay

Trong ngày có 3 thời điểm dễ tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn gì để không gặp biến chứng?

Trong một ngày, đường huyết của chúng ta có thể lên hoặc xuống thất thường. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết, hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm

Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn nên biết rằng, đối với người tiểu đường, việc kiểm soát và duy trì lượng đường huyết ở mức cho phép đóng vai trò rất quan trọng. Không những giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, mà còn hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như hư thận, đau hệ thần kinh, tai biến mạch máu... Vì thế, người bệnh tiểu đường nên nắm rõ 3 thời điểm dễ tăng đường huyết, để từ đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp và kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép.

Đối với người mắc bệnh tiểu đường đây là 3 thời điểm nguy hiểm nhất

1. Buổi sáng khi vừa thức dậy

Vào buổi sáng, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra một số hormone làm tăng đường huyết. Với những người khỏe mạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để cân bằng mức đường huyết ấy. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường thì khác. Cơ thể thường không phản ứng với insulin nên mức đường huyết sẽ tăng cao, dễ khiến người bệnh gặp phải các rủi ro về sức khỏe như chóng mặt, choáng váng, nặng hơn là vỡ mạch máu não, tăng huyết áp…

Kiểm tra lượng đường trong máu vào buổi sáng là điều người sống chung với bệnh tiểu đường nên ưu tiên - (Ảnh: newsweek.com).

Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy dành ít phút trên giường để vận động nhẹ nhàng, cho cơ thể có quá trình thích nghi. Buổi tối trước khi ngủ, bạn nên bổ sung cho cơ thể một ít bột đường và chất đạm, tránh uống đồ uống ngọt (nước ngọt, nước trái cây ngọt…). Và nhớ là hãy kiểm tra lượng đường trong máu, ăn sáng đúng giờ, để cơ thể kiềm chế các hormone chống insulin và giúp mức đường huyết trở lại bình thường.

2. Khi vừa ăn no

Không riêng gì những người mắc bệnh tiểu đường, ai trong chúng ta cũng tăng đường huyết khi vừa ăn no. Vì thế, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá no, tránh ăn thực phẩm chứa đường, tinh bột và dầu mỡ để đường huyết hạn chế tăng cao và tăng lâu.

Để đường huyết ổn định, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá no, không ăn thức ăn ngọt - (Ảnh: pinterest.com).

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra đường huyết khoảng 2 giờ sau khi ăn để có hướng xử lý kịp thời và đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Để biết lượng đường huyết như thế nào là ổn định, bạn có thể tham khảo chỉ tiêu do Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) thiếp lập. Theo đó, trước bữa ăn đường huyết của bạn nên ở khoảng 80-130 mg/dl, 2 giờ sau khi bắt đầu ăn đường huyết cần dưới 180 mg/dl.

3. Khi đại tiện khó

Đường huyết cũng sẽ tăng lên khi người bệnh tiểu đường gặp phải triệu chứng táo bón. Đồng thời, việc gắng sức quá nhiều trong quá trình đại tiện cũng dễ khiến huyết áp và nhịp tim tăng, từ đó tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột tử. Lúc này, bạn cần uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu đường huyết ổn định thì bạn có thể ăn 200gr trái cây ít đường để ngăn ngừa táo bón.

3 loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao

Nếu bạn đang thắc mắc người bệnh tiểu đường nên ăn gì để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao thì hãy tham khảo và bổ sung cân đối 3 loại rau sau đây nhé!

1. Khổ qua

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khổ qua có chứa charantin, vicine và một hợp chất giống insulin gọi là polypeptide-p. Cả 3 đều có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày, thông qua các món đơn giản như khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt..

Tốt là thế, nhưng bạn chỉ nên ăn khổ qua với lượng vừa phải, khoảng 62,2gr/ngày (hơn hai trái khổ qua). Nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy - (Ảnh: cookingwithlane.com).

2. Rau xà lách

Tương tự các loại rau lá xanh khác, xà lách chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho đường tiêu hóa và giúp giảm tối thiểu lượng đường trong máu. Đặc biệt, một cuộc nghiên cứu từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe Zackhokai Fukushima và Go Clinic, Osaka (Nhật Bản) đã cho thấy, nước ép xà lách có đặc tính hạ đường huyết, giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Ngoài nước ép xà lách bạn có thể ăn xà lách mỗi ngày dùng ổn định lượng đường trong máu - (Ảnh: pinterest.com).

3. Hành tây

Hành tây cũng rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Vì thế, trong bữa ăn, người bệnh nên ăn một ít hành tây để giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

Ngoài khổ qua, xà lách và cần tây, người bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung các loại rau củ có tác dụng làm giảm đường huyết như:

- Cải thảo

- Rau bó xôi

- Cải thảo

- Bông cải xanh

- Cải thìa

- Quả óc chó

- Nghệ

Bên cạnh việc quan tâm người bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn và dành 10–15 phút mỗi ngày để hoạt động nhẹ nhàng. Vì đây chính là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và không làm tăng lượng đường trong máu đấy!

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/trong-ngay-co-3-thoi-diem-de-tang-duong-huyet-nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-gi-de-khong-gap-bien-chung-31503/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY