Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, nên ăn uống thế nào?

Các loại vaccine Covid-19 hiện đang áp dụng tiêm hai liều cách nhau và có một số tác dụng phụ như mệt mỏi đau đầu, buồn nôn… dưới đây là 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm giúp bạn khắc phục phần nào sự cố này….

Không để bụng đói và giữ cơ thể đủ nước trước và sau tiêm chủng vaccine. Ảnh: Internet

Không tiêm vắc xin khi bụng đói

Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vaccine, nhưng giúp bạn đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu bạn thuộc típ người hay sợ kim tiêm.

Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào.

Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép bạn ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.

Giữ cơ thể đủ nước

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vaccine covid-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. bạn cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm.

Tác dụngkhi uống quá nhiều bia rượu.sẽ gây khó khăn cho việc phân biệt vớitác dụng phụ của vaccine. Ảnh: Internet

Không uống bia rượu

Không uống bia rượu trước khi tiêm vaccine covid-19. sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vaccine và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm.

Tăng cường các thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vaccine covid-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh covid-19. tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến.

Những thực phẩm có tác dụng chống viêm là cà chua, dầu ô liu; rau lá xanhnhư rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

Chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Ảnh: Internet

Dùng một số thực phẩm chống buồn nôn

Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vaccine, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là…

Theo Nhã Vy/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/truoc-va-sau-khi-tiem-vaccine-covid-19-an-uong-ra-sao-55679.html?fbclid=IwAR2NN0uqH34WcvrrQKhqKpfBA4_w6dPgWot3UTJT3ebqlylozJElBpFnPvY

Theo Nhã Vy/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/truoc-va-sau-khi-tiem-vaccine-covid-19-nen-an-uong-the-nao/20210708100925655)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY