Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam: Người Việt đoàn kết chống dịch

Theo bà Rana Flowers, người Việt rất đoàn kết chống Covid-19, cần duy trì tinh thần này và cần phân bố vaccine công bằng... nhằm phòng dịch hiệu quả hơn nữa.

Bà rana flowers, trưởng đại diện unicef tại việt nam chia sẻ cùng vnexpress về vai trò của vaccine và những yếu tố quan trọng trong việc triển khai tiêm chủng hiệu quả toàn quốc.

- bà đánh giá thế nào về việc tiêm chủng vaccine covid-19 ở việt nam?

- Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 từ tháng 3 năm nay. Các cơ quan chịu trách nhiệm tiêm chủng ở Việt Nam đã tiến hành tiêm rất bài bản, thận trọng và hiệu quả.

Một trong những thách thức của Việt Nam và cả thế giới là nguồn cung hạn chế còn nhu cầu rất cao, nước nào cũng mong muốn tiêm cho khoảng 75-80% dân số. Hiện nay, Việt Nam đã sử dụng hiệu quả tất cả liều vaccine nhận được. Ví dụ như với 811.200 liều vaccine nhận được từ COVAX vào tháng 4, Việt Nam đã tiêm cho toàn bộ người trong nhóm ưu tiên như cán bộ y tế, những người ở tuyến đầu, bộ đội biên phòng, hải quan... Việt Nam đã có sự khởi đầu tốt đẹp và cần duy trì điều này.

- Như trong nhận xét của bà, Việt Nam tiến hành tiêm vaccine thận trọng, vậy điều này có ý nghĩa thế nào?

- ở việt nam, chính phủ đã tiến hành tiêm vaccine covid-19 một cách thận trọng, điều này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc xây dựng lòng tin của người dân. dù vaccine covid-19 được phát triển trong một thời gian ngắn, nhưng để được who phê duyệt sử dụng thì phải trải qua các xét nghiệm nghiêm ngặt và thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tật.

Đúng là việt nam tiến hành tiêm vaccine tương đối chậm so với các nước khác nhưng đó là vì bộ y tế muốn đảm bảo rằng các nhân viên y tế được tập huấn kỹ lưỡng, cơ sở vật chất và Thu*c men cần thiết được chuẩn bị đầy đủ và người dân biết được các thông tin cần thiết, những điều này rất quan trọng trong việc tiến hành một chiến dịch tiêm chủng hiệu quả.

Chúng ta có nhiều điều kiện để có thể đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng. Việt Nam đã nhận thêm 1,6 triệu liều vaccine từ COVAX vào giữa tháng 5, theo kế hoạch thì khoảng cuối tháng 6 sẽ nhận thêm được 1,4 triệu liều nữa. Ngoài ra sẽ có thêm vaccine từ các nguồn khác như từ khối tư nhân hoặc các đối tác song phương, cùng với sự chuẩn bị chu đáo về chuyên môn cũng như về cơ sở vật chất, tiến trình tiêm chủng có thể đẩy nhanh hơn.

Việt nam có khoảng 11.000 trung tâm y tế xã, đây là những điểm tiêm vaccine ở cơ sở. cùng với đội ngũ cán bộ y tế được tập huấn về tiêm chủng, tôi tin việt nam có thể tiến hành tiêm nhanh và triển khai tiêm cả ở cả các địa bàn xa xôi để đảm bảo những người có nguy cơ cao nhất được tiêm chủng.

Bà rana flowers, trưởng đại diện unicef tại việt nam. ảnh: unicef.

- Những yếu tố nào mang tính quyết định tới việc triển khai tiêm chủng hiệu quả trên toàn quốc?

- Vaccin của COVAX đã, đang và sẽ tiếp tục được phân phối cho Việt Nam. Số vaccine này sẽ đủ để tiêm cho khoảng 20% dân số và chủ yếu cho các nhóm ưu tiên như nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu và dần dần sẽ tiêm cho các đối tượng khác như người cao tuổi, người có bệnh nền và giáo viên. Đây là nhóm dân số cần được bảo vệ đầu tiên.

Vaccine từ các nguồn khác có thể dùng để tiêm rộng rãi hơn cho khối doanh nghiệp, các khu công nghiệp, những khu vực có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng không kém là vaccine cần phải được phân phối công bằng, đến được với các tỉnh xa xôi, các tỉnh biên giới và người dân một cách công bằng, miễn phí.

Các nhân viên y tế cần phải được liên tục tập huấn và hỗ trợ. Chúng ta biết sẽ có những phản ứng sau tiêm và họ cần được tiếp tục hỗ trợ để xử lý các tình huống này. Từ giờ cuối năm sẽ có thêm các loại vaccine mới, với mỗi loại vaccine thì cần phải tập huấn lại các cán bộ y tế.

Truyền thông cần cởi mở, trung thực, minh bạch về kế hoạch tiêm vaccine, người dân cần được cung cấp các thông tin chính xác khi đến lượt mình tiêm. họ cũng cần được trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến vaccine, về những phản ứng phụ họ sẽ gặp phải sau khi tiêm và cảm thấy yên tâm vì các nhân viên y tế đã được tập huấn để xử lý các tình huống này. cần đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của vaccine trong việc cứu sống con người, đặc biệt trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, vaccine đóng vai trò then chốt giúp việt nam có thể mở cửa và phát triển kinh tế trở lại.

Cần có sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị. Để triển khai tiêm vaccine nhanh hơn, phải đảm bảo ngân sách cho các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nghèo; cần sự tham gia tích cực của lực lượng quốc phòng và hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo tất cả người dân đều được tiêm chủng. Tại tuyến tỉnh, vai trò của Ủy ban nhân dân tỉnh hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo và huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng; tăng cường phối hợp liên ngành, phê duyệt và bổ sung kinh phí cần thiết cho triển khai chiến dịch tiêm chủng thành công.

- Theo bà, mỗi người dân có vai trò thế nào trong việc phòng chống Covid-19?

- Người dân Việt Nam đã cho thấy sự đoàn kết to lớn trong thời gian qua khi cùng nhau phòng chống Covid-19. Tôi mong rằng họ sẽ tiếp tục tinh thần đoàn kết này, tiếp tục rửa tay, tiếp tục đeo khẩu trang, tiếp tục giãn cách xã hội khi cần thiết vì đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong cuộc chiến "tàn khốc" chống lại Covid-19..

Minh Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/truong-dai-dien-unicef-viet-nam-nguoi-viet-doan-ket-chong-dich-4269499.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY