Tái nhiễm đã được nghi ngờ trong một số trường hợp COVID-19 trước đây, nhưng chưa bao giờ được ghi nhận. Nhiều chuyên gia tin rằng tái nhiễm chỉ đơn giản là nhiễm trùng kéo dài. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Các phân tích dịch tễ học, lâm sàng, huyết thanh học và hệ gen đã xác nhận rằng bệnh nhân bị tái nhiễm thay vì nhiễm trùng kéo dài từ lần nhiễm đầu tiên.
Giải trình tự bộ gen ở người đàn ông này cho thấy, bộ gen virus mắc lần đầu có quan hệ chặt chẽ với các chủng SARS-CoV-2 từ Mỹ hoặc Anh vào tháng 3/tháng 4, trong khi bộ gen virus thứ hai có quan hệ chặt chẽ với các chủng từ Thụy Sĩ và Anh trong tháng 7/tháng 8. Có 24 sự khác biệt về nucleotide cho thấy đây là 2 chủng khác nhau.
SARS-CoV-2 có thể tồn tại như các loại virus corona gây cảm lạnh thông thường ở người.
Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính vào tháng 8 có mức protein phản ứng C tăng cao và tải lượng virus tương đối cao nhưng sau đó giảm dần. Các nghiên cứu trước đây cho thấy RNA của virus không phát hiện được sau một tháng kể từ khi khởi phát triệu chứng, và nhiễm trùng kéo dài chỉ được ghi nhận trong vòng 104 ngày từ khi nhiễm bệnh, nhưng trường hợp này lại có khoảng thời gian giữa hai lần nhiễm virus dài đến 142 ngày.
Theo BS. Matthew Spinelli, Đại học California San Francisco cho biết, mọi người thường bị tái nhiễm với các virus corona gây ra cảm lạnh thông thường theo mùa. “Thật tốt khi người bệnh không có triệu chứng ở lần thứ hai. Nó cho thấy cơ thể có miễn dịch, nhưng không đủ để ngăn chặn nhiễm trùng lần sau".
Phát hiện này cho thấy SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong cộng đồng giống như các loại virus corona gây cảm lạnh thông thường ở người, cho dù người bệnh đã có khả năng miễn dịch thông qua nhiễm trùng tự nhiên.
Các chuyên gia lưu ý rằng không có loại vaccine về virus đường hô hấp nào được kỳ vọng là có hiệu quả 100% - giống như vaccine cúm, nó có thể giúp giảm tỷ lệ mắc và độ nặng của bệnh nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Hy vọng rằng vaccine sẽ tạo ra khả năng miễn dịch tốt hơn.
((Theo medpagetoday.com 24/8))
Chủ đề liên quan:
tái nhiễm Covid 19