Tâm linh hôm nay

Tứ Pháp giới của Kinh Hoa Nghiêm

Tuy các sự vật có vẻ riêng biệt độc lập nhưng thật ra chúng có quan hệ với nhau về nhân quả, trong bối cảnh không gian và thời gian chung. Mối quan hệ đó được thể hiện trong Lý pháp giới.

Tứ pháp giới là 4 pháp giới đề cập trong Kinh Hoa Nghiêm, bao gồm:

1. Sự pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sinh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn phân cách, nên gọi là “sự pháp giới”.

2. Lý pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sinh dù có sai biệt, mà đồng một thể tánh, nên gọi là “lý pháp giới”.

3. Lý sự vô ngại pháp giới: Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là “lý sự vô ngại pháp giới”.

4. Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên gọi là “sự sự vô ngại pháp giới”.

(trích trong Yếu chỉ Kinh Hoa Nghiêm của Thiền sư Thích Duy Lực lược giải)

Lời giải thích trên quá vắn tắt nên người bình thường chúng ta khó nắm bắt, khó hiểu rõ. Nay tôi xin mạo muội tìm hiểu cho rõ thêm.

Sự: là sự vật có hai hình thái : một là vật chất như sơn hà đại địa, cái nhà, chiếc xe, con vật, con người; hai là phi vật chất như tinh thần, tình cảm. Lòng tự ái, tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình giữa cha mẹ và con cái, anh chị em, tình yêu quê hương tổ quốc đều là sự. Thế giới vật chất như vũ trụ vạn vật, năng lượng, và thế giới tinh thần tình cảm của con người gọi chung là sự pháp giới. Chưa hết, tất cả sáu đường (trời, người, a-tu-la, ngạ quỹ, súc sinh, địa ngục), bốn loài (thai sinh, noãn sinh, thấp sinh _vi khuẩn_, hóa sinh), ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) đều thuộc về sự pháp giới. Các sự vật trong sự pháp giới có giới hạn, có sự phân cách giữa chúng với nhau, có vẻ như riêng biệt, độc lập. Các sự vật được phân biệt dựa trên 6 hình tướng gọi là lục tướng:

1/Tổng tướng. Ví dụ con người là một tổng tướng. Con người có đầu, mình, hai tay, hai chân, có bộ não, có 6 giác quan hay còn gọi là 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ. Bất cứ con người nào cũng có đầy đủ các bộ phận như thế, gọi là tổng tướng.

2/Biệt tướng. Tuy con người có tổng tướng giống nhau, nhưng mỗi cá thể lại có biệt tướng như người Anh, người Pháp, người Nga, người Trung Quốc, người Việt Nam, mỗi mỗi khác nhau về vẻ bề ngoài, về ngôn ngữ, về văn hóa, phong tục, tập quán đều khác nhau.

3/Đồng tướng. Là sự tương đồng trong các chức năng hoạt động cơ bản. Ví dụ bất cứ con người nào cũng đều ăn, ngủ, thấy, nghe, nói năng, tiêu hóa, bài tiết, đi lại, lao động sản xuất, tương tự như nhau.

4/ Dị tướng. Tuy chức năng hoạt động giống nhau nhưng sinh hoạt cụ thể của các cá thể rất khác nhau. Ví dụ có người ăn lúa mì, có người ăn lúa gạo, có người ăn chay, có người ăn mặn. Mỗi dân tộc sử dụng ngôn ngữ, văn tự khác nhau. Trình độ sinh hoạt và văn minh của các cộng đồng xã hội cũng khác nhau xa lắm. Thí dụ bộ lạc Kogi sống ở Nam Mỹ trong hoàn cảnh khép kín giống như thời nguyên thủy, họ không có máy móc thiết bị, rất ít tiện nghi, đời sống chủ yếu dựa trên khả năng tự cường của cơ thể mỗi người; trong khi đó các xã hội văn minh hiện đại, lệ thuộc rất nhiều vào tiện nghi của cộng đồng như điện, nước, khí đốt, hệ thống thông tin liên lạc, đường sá, xe cộ, máy bay, tàu thủy v.v…

5/Thành tướng. Là quá trình hình thành và kiện toàn của sự vật. Ví dụ một con người bắt đầu từ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, hình thành bào thai, phát triển thành hài nhi trong bụng mẹ, được sinh ra và lớn lên, trưởng thành cả về cơ thể và sự hiểu biết.

6/Hoại tướng. Là quá trình suy tàn đi tới diệt vong của sự vật. Ví dụ con người khoảng 30 tuổi là đạt tới sự kiện toàn về cơ thể và trí tuệ mà Nho giáo gọi là tam thập nhi lập, tức là 30 tuổi thì đứng vững, trưởng thành đầy đủ. Sau đó là bắt đầu suy giảm, già yếu và cuối cùng là Tu vong.

Các nhà khoa học Trung Quốc gọi khả năng kỳ lạ của Trương Bảo Thắng là nhân thể đặc dị công năng tức là công năng đặc biệt lỳ lạ trong cơ thể con người. Kinh điển Phật giáo thì gọi đó là thần thông, công năng của Bảo Thắng có thể gọi là “thân như ý thông” Khả năng thật sự của anh chỉ là một phần nào đó của thân như ý thông, chứ chưa phải hoàn toàn vượt qua mọi giới hạn. Còn pháp giới Hoa Nghiêm Sự Sự vô ngại là hoàn toàn vô ngại không có một hạn chế nào. Các vị Phật, Bồ Tát thập địa mới có khả năng này. Ví dụ Đức Phật A Di Đà đã tạo ra cả một thế giới tây phương cực lạc để tiếp dẫn những người thực hành đầy đủ tín, nguyện, hành của pháp tu Tịnh Độ. Kinh điển mô tả thế giới đó như sau:

Cực lạc (zh. 極樂, sa. sukhāvatī) còn được gọi là An lạc quốc (zh. 安樂國), là tên của Tây phương Tịnh Độ, do Phật A Di Đà giáo hóa và tiếp dẫn chúng sinh. Tịnh Độ này được A Di Đà tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa Tịnh Độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A Di Đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng tín, nguyện, hành, hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết Bàn. Tịnh Độ này được nhắc nhiều trong các bộ A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra), Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách địa cầu 10 vạn ức cõi Phật (Thuộc vũ trụ khác, không nằm cùng vũ trụ với cõi thế gian, nhưng cũng trong Tam thiên đại thiên thế giới, bao gồm Cõi trời, Sắc giới và Vô Sắc giới). Đây là một nơi vô lượng quang, vô lượng thọ. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời (hoa mạn-đà-la) nhạc trời và châu báu. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác, xuất sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già ch*t bệnh tật. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn.

Cõi giới đó trang nghiêm, thanh tịnh, chúng sinh ở cõi giới đó do hóa sinh, không phải thai sinh, đất đai bằng phẳng, không có hầm hố nguy cơ gây T*i n*n. Đất đai cấu tạo bằng một chất liệu thuần túy thanh tịnh, vững chắc như vàng ròng, không phải bằng đất đá, bụi cát. Trong lòng đất cũng không có khối dung nham nóng chảy sôi sùng sục, không có những đường nứt gãy địa chất. Do đó không bao giờ có núi lửa, động đất, không có sóng thần, phong ba, bão tố.

Thực tế cõi Tây phương Cực lạc như thế nào ? Pháp sư Khoan Tịnh đã đến được cõi ấy và trở về kể lại là một câu chuyện hi hữu trên thế gian :

Khoan Tịnh Đại Pháp Sư ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng 7 năm giáp Tý (1924). Ngài ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc huyện Bồ Điền, Tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Là một hộ cư sĩ Phật giáo tên thật là Phan Kim Vinh. Ngày 25-10-1967, đó là thời kỳ diễn ra cuộc “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, pháp sư nhập định trong động Di Lặc, núi Cửu Tiên, dãy Quế Lạc, Công Xã Thượng Dõng Huyện Đức Hóa Tỉnh Phước Kiến, và thấy mình được Bồ Tát Quán Thế Âm dẫn đến cõi Tây phương của Phật A Di Đà. Pháp sư thấy mình thăm viếng cảnh giới Tây phương chưa tới một ngày đêm (khoảng 20 tiếng đồng hồ) nhưng người trên thế gian thấy ngài bỗng nhiên mất tích từ ngày 25-10-1967 đến ngày 8-4-1973 mới thấy ngài xuất hiện trở lại, tính ra ngài đã biến mất trong 5 năm 6 tháng. Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp Sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềnh vẫn không thấy. Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyền Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm, còn gởi thơ nhờ các tỉnh huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, Huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì cả.

Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng. Thật ra từ đầu đến cuối, nhục thân Pháp sư chưa hề rời khỏi động Di Lạc nữa bước. Do được Phật hộ, nhục thể để trong động những sáu bảy năm mà không bị phát hiện, không bị mục hư, cũng không rõ là được giấu ở đâu (rất có thể ẩn ở một dạng không gian khác), về điểm nầy có các cư sĩ ở đây xác minh được, như cư sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn.

Du Ký Tây phương Cực lạc của Pháp Sư Khoan Tịnh

http://www.niemphat.com/linhtinh/tayphuongduky/luocsu.html

Cảnh Tây phương Cực lạc cũng giống như cảnh thế gian, nghĩa là cũng là ảo hóa nhưng thanh tịnh hơn vì chúng sinh ở đó có nhiều nghiệp thiện.

Tóm lại, pháp là do tâm tạo. Tâm thanh tịnh thì tạo ra thế giới thanh tịnh. Ở cõi thế gian, tâm chúng sinh có thiện có ác, nên cõi giới có vui có khổ. Ở cõi địa ngục, tâm chúng sinh toàn ác nên chỉ có toàn cảnh khổ.

Bốn pháp giới là mô tả toàn bộ tâm giới. Sự pháp giới và Lý pháp giới là cõi giới tương đối của thế gian, có không gian, thời gian và số lượng nên có sự hạn chế. Lý Sự vô ngại pháp giới và Sự Sự vô ngại pháp giới là cõi giới tuyệt đối, giác ngộ, không còn cố chấp, tập khí thế gian đã hết, không còn không gian, thời gian và số lượng nên không có sự hạn chế, cảnh tùy tâm mà biến hiện. Biểu diễn của Trương Bảo Thắng chứng tỏ sự sự vô ngại là có thật chứ không phải nói suông không bằng chứng.

Truyền Bình

Truyền Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tu-phap-gioi-cua-kinh-hoa-nghiem-d19104.html)
Từ khóa: Kinh Hoa Nghiêm

Chủ đề liên quan:

Kinh Hoa Nghiêm

Tin cùng nội dung

  • Hoa Nghiêm là một tông phái Phật giáo có sự ảnh hưởng khắp Đông Nam Á, đầu tiên do Ngài Đỗ Thuận (557-640) sáng lập và được phát triển suốt triều đại nhà Đường, Trung Quốc (618–907). Kinh Hoa Nghiêm thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa liễu nghĩa Phật giáo.
  • Khi Ngài mang chuyện xuất gia thưa với thân mẫu, bà dạy : “Xuất gia là điều tốt lắm, song không phải là chuyện dễ làm. Cần có thiện căn, có đại nguyện lực, phát đại Bồ Ðề tâm, thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý.
  • Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY