Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Từ viêm đến ung thư dạ dày chỉ trải qua qua 4 bước: Hãy thiết lập 5 thói quen dưới đây để không còn sợ ung thư nữa!

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng lại không có những triệu chứng rõ ràng ngoài việc đau bụng. Chính vì thế mà dẫn tới việc điều trị chính xác bệnh bị chậm trễ.

Theo Kknews, trong danh sách các bệnh ung thư phổ biến nhất Trung Quốc, Đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày nhất

Ở các nước phương Tây, tỷ lệ người mắc 1. Những người có 3. Những người mắc bệnh thiếu máu ác tính.

4. Những người có tiền sử gia đình từng mắc khối u.

5. Những người thích ăn ngọt, ăn mặn, thực phẩm hun khói.

6. Đàn ông trên 40 tuổi.

4 bước chuyển từ viêm dạ dày thành ung thư

- Bước 1: Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày là quá trình viêm và phù nề trên lớp niêm mạc dạ dày. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua việc nội soi. Trên thực tế, viêm dạ dày mãn tính rất dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm là chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu không loét), nhưng sự thật là niêm mạc dạ dày đã bị viêm mãn tính.

- Bước 2: Viêm teo dạ dày

Dạ dày của chúng ta bị kích thích với thức ăn mỗi ngày và đôi khi bị nhiễm vi khuẩn H.Pylori. Điều này nghĩa là những người từng bị viêm teo dạ dày rất khó có thể phục hồi hoàn toàn và theo thời gian sẽ dần phát triển viêm dạ dày mãn tính.

Nhiều người tin rằng viêm teo dạ dày là bệnh dạ dày nghiêm trọng nên sẽ có những triệu chứng rõ ràng. Trên thực tế, viêm teo dạ dày lại không có những triệu chứng cụ thể. Một số triệu chứng phổ biến nhất là đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược axit, buồn nôn, chán ăn.

Viêm dạ dày teo là tổn thương tiền ung thư, sau khi trải qua nhiều giai đoạn và đột biến gen nó sẽ phát triển thành ung thư dạ dày.

- Bước 3: Siêu vi khuẩn đường ruột

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều lần, những vi khuẩn thường chỉ có trong ruột đã phát triển trong dạ dày, dẫn tới viêm dạ dày đường ruột. Nếu tình trạng ngày càng nặng thêm thì đây chính là giai đoạn đầu của ung thư dạ dày.

- Bước 4: Ung thư dạ dày

Sau 3 bước phát triển, ung thư dạ dày dần dần lộ ra những biểu hiện rõ rệt. Đây là một trong những khối u ác tính phổ biến nhất nhưng lại không có những triệu chứng ban đầu rõ ràng, điều này dẫn tới việc điều trị bị chậm trễ.

Những triệu chứng đáng lưu ý liên quan tới dạ dày

- Không thể giảm những cơn đau bụng: Đầy hơi, chán ăn, khó tiêu, ợ chua… cũng gây ra đau bụng, đôi khi việc điều trị bằng Thu*c không có tác dụng mà chỉ khiến tình trạng trở nên xấu đi.

- Giảm cân kèm theo cảm giác mệt mỏi

- Phân đen: Do khối u trong dạ dày bị vỡ gây chảy máu, máu chảy ra từ dạ dày tới ruột sẽ chuyển sang màu đen và bài tiết qua phân.

5 cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu hầu hết không có triệu chứng rõ ràng, vì thế việc chẩn đoán diễn ra khó khăn. Tuy nhiên, không khó để phát hiện ra ung thư dạ dày thông qua nội soi.

- Bỏ Thu*c lá và rượu

Khi nội soi dạ dày, những người bị viêm teo dạ dày có liên quan mật thiết tới rượu và Thu*c lá.

- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Việc duy trì thói quen nhai chậm, ăn ít muối, đường, thức ăn cay, thực phẩm đóng hộp sẽ giúp hạn chế những tổn thương cho dạ dày.

- Uống Thu*c đúng theo chỉ định của bác sĩ

Những bệnh nhân có vấn đề như viêm dạ dày mãn tính hay viêm teo dạ dày bắt buộc phải tuân thủ việc uống Thu*c đúng theo yêu cầu của bác sĩ.

- Nội soi dạ dày thường xuyên

Công nghệ nội soi dạ dày bây giờ rất tân tiến, bệnh nhân nội soi sẽ không có cảm giác đau nhiều như trước đây. Vì vậy, nếu có những vấn đề về dạ dày, tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện để nội soi thường xuyên.

- Hạn chế tâm trạng xấu

Khi một người có tâm trạng không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh tự trị, trực tiếp liên quan tới việc tiết quá nhiều axit trong dạ dày và enzyme pepsin, làm hỏng lớp bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Do đó, việc duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ rất có ích trong việc bảo vệ dạ dày.

Theo Kknews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tu-viem-den-ung-thu-da-day-chi-trai-qua-qua-4-buoc-hay-thiet-lap-5-thoi-quen-duoi-day-de-khong-con-so-ung-thu-nua-20200302143310031.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.