Kinh tế xã hội hôm nay

Tuần làm việc thứ 5, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng luật pháp

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc tuần làm việc thứ 5, với khối lượng lớn công việc trong công tác lập pháp và thông qua 3 nghị quyết quan trọng.

Trong đó, Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thông qua đã đáp ứng sự trông đợi của cử tri và nhân dân cả nước.

Các đại biểu bấm nút thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về 10 dự án luật, thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi và thông qua 5 luật khác gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Trong đó, bộ luật lao động (sửa đổi) được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đã đáp ứng sự trông đợi của cử tri và nhân dân cả nước. với 16 điểm mới (10 điểm mới với người lao động và 6 điểm mới với người sử dụng lao động), bộ luật có tác động sâu sắc đến người lao động và có ý nghĩa trong xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. bộ luật bổ sung thêm nhiều quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người lao động. trong số 10 quy định mới với người lao động, bộ luật lao động (sửa đổi) đã quy định tăng thêm 1 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9 đưa tổng số ngày nghỉ lễ, tết lên 11 ngày thay vì 10 ngày như hiện nay và bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương... đáng chú ý, bộ luật đã quy định điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người lao động, bộ luật cũng quy định cụ thể các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm. đây là lần đầu tiên bộ luật mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với người không có quan hệ lao động và đã quy định quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức công đoàn việt nam...

Cũng trong tuần qua, đã thông qua nghị quyết phê duyệt đề án tổng thể phát triển kt-xh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. đề án được thông qua là cơ sở để kỳ vọng về sự chuyển mình của khu vực khó khăn này. theo đó, sẽ tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. trong 8 định hướng mục tiêu của đề án nêu rõ: đến năm 2030, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng một nửa bình quân chung của cả nước; hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát;...

Quốc hội cũng đã thông qua 2 nghị quyết về nhân sự gồm: nghị quyết về việc miễn nhiệm ủy viên ủy ban thường vụ quốc hội, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội với ông nguyễn khắc định với số phiếu 546/459 (94,5%). ông nguyễn khắc định đã nhận nhiệm vụ mới với cương vị là bí thư tỉnh ủy khánh hòa; nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm bộ trưởng bộ y tế với bà nguyễn thị kim tiến với số phiếu 424/454 (87%). trước đó, bà nguyễn thị kim tiến đã được bổ nhiệm làm trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.

Bước vào tuần làm việc cuối cùng, ngày 25/11, quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giám định tư pháp; tiến hành nhân sự về việc trình danh sách đề cử bầu ủy viên ủy ban thường vụ quốc hội khóa xiv; biểu quyết thông qua một số luật;...

Thời gian bà Nguyễn Thị Kim Tiến giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, ngành y đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, như tình trạng giảm tải bệnh viện được cải thiện, thái độ phục vụ của cán bộ y tế cũng cải thiện hơn nhiều. Nhiệm kỳ trước, khi đi tiếp xúc cử tri, chúng tôi còn nghe nhiều lời ca thán về ngành y tế, nhưng nhiệm kỳ này những bức xúc, kêu than đã giảm đi nhiều.

Trong thời gian bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm tư lệnh ngành y tế, có rất nhiều việc Bộ trưởng đã làm được, trong đó Bộ trưởng đã thiết lập lại vấn đề phát triển y tế cơ sở, xây dựng hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở. Đây là một bước tiến trong ngành y tế. Y tế cơ sở bao gồm y tế xã, phường, thị trấn, y tế huyện, phòng khám đa khoa và bệnh viện huyện và y tế tư nhân ở các huyện, xã gắn liền với cơ sở, chính là cửa ngõ, là nòng cốt của chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế đã quan tâm đến vấn đề này và đang hình thành mô hình bác sĩ gia đình chăm sóc tại nhà. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã giúp ngành y tế thay đổi nhiều khía cạnh, nhất là công tác, thái độ khám chữa bệnh, chất lượng bệnh viện. Đơn cử, năm 2012 khi gần như toàn bộ bệnh viện trong cả nước chỉ đạt chất lượng mức 2, thì sau 8 năm hầu hết đã đạt các chỉ tiêu đánh giá ở mức 4. Chất lượng bệnh viện được cải thiện nhiều, đời sống cán bộ y tế tăng lên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tuan-lam-viec-thu-5-ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xiv-quoc-hoi-danh-phan-lon-thoi-gian-cho-cong-tac-xay-dung-luat-phap-n166115.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY