Khoa học hôm nay

Tưới nước đường phố Thủ đô để hạ nhiệt ngày nắng nóng

(HNM) - Để giảm bớt nắng nóng, tại một số tuyến phố chính, có ít cây xanh, nhiều quận của thành phố Hà Nội đã triển khai tưới nước rửa đường, nhằm làm dịu bớt bầu không khí oi nóng.

(HNM) - Để giảm bớt nắng nóng, tại một số tuyến phố chính, có ít cây xanh, nhiều quận của thành phố Hà Nội đã triển khai tưới nước rửa đường, nhằm làm dịu bớt bầu không khí oi nóng.

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) - Chi nhánh Ba Đình Nguyễn Văn Toàn cho biết, đơn vị đã tưới nước rửa đường trên các tuyến phố: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Đào Tấn, Liễu Giai, Văn Cao... Tương tự, tại quận Hoàn Kiếm, Giám đốc URENCO - Chi nhánh Hoàn Kiếm Đặng Hữu Bình thông tin, đơn vị đã tưới rửa nước ở các phố: Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Giấy, Hàng Gai, Hàng Bông… “Sau khi tưới nước, nhiệt độ các tuyến phố giảm đáng kể, từ 3 đến 6 độ C, tùy từng thời điểm”, ông Đặng Hữu Bình cho biết.

Về vấn đề này, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về nguyên tắc cho phép các địa phương thực hiện rửa đường khi thời tiết nắng nóng từ 40 độ C trở lên, nhằm làm không khí đường phố dịu mát, giảm ô nhiễm. Kinh phí cho việc rửa đường sẽ do UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm.

* Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, ngày 21-6, khu vực thành phố Hà Nội tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất (quan trắc được trong lều khí tượng) tại các quận trung tâm, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì 39-41 độ C, các nơi còn lại 38-40 độ C.

Kết hợp với hiệu ứng đô thị (tỏa nhiệt từ các tòa nhà, mặt đường nhựa, bê tông, hệ thống điều hòa nhiệt độ, khí thải phương tiện giao thông…) và độ ẩm không khí ở mức thấp (40-55%), nhiệt độ thực tế ngoài trời, từ 13h đến 15h ngày 21-6, tại khu vực trung tâm thành phố có thể đạt 44-45 độ C.

Ngoài nắng nóng, chỉ số tia tử ngoại trong ngày 21-6 tại Hà Nội sẽ đạt giá trị cực đại, mức 8-10 có thể làm bỏng da, khô mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng 25-30 phút.

Chiều tối và đêm 22-6, Hà Nội xuất hiện mưa dông, nhiệt độ có xu hướng giảm. Đến ngày 23-6, bắt đầu xảy ra mưa dông diện rộng và chính thức kết thúc đợt nắng nóng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1003319/tuoi-nuoc-duong-pho-thu-do-de-ha-nhiet-ngay-nang-nong)

Tin cùng nội dung

  • Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra
  • Được dùng làm Thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng Thuốc sắc hay tán bột uống
  • Nhiệt độ trong môi trường xung quanh tăng lên với nắng nóng mùa hè xuất hiện có thể làm tăng nhiệt cơ thể của bạn.
  • Trong những ngày nóng bức nhất của mùa hè, thời tiết nóng kéo dài dai dẳng, cuộc sống thật không dễ dàng, và có thể dẫn tới những rối loạn về sức khỏe, mệt mỏi đến mức, người khỏe cũng không muốn làm gì.
  • Vị Thu*c hoàng liên là thân, rễ của cây hoàng liên ủ mềm, thái mỏng, phơi khô. Dược liệu còn có tên khác là xuyên liên, vân liên, vị liên, nhã liên.
  • Ngày nắng nóng, cơ thể cần nước để bù lại lượng nước mất đi do mồ hôi. Nhưng có những đồ uống làm cho bạn đỡ khát, nhưng lại khiến bạn mất nước. Dưới đây là một số đồ uống, bạn nên tránh và nên dùng, để khỏe trong mùa hè.
  • Khi thân nhiệt tăng trên 37oC cần phải hạ nhiệt, tuy nhiên không phải cứ sốt là dùng Thuốc hạ sốt ngay vì còn nhiều giải pháp hạ nhiệt khác vẫn có hiệu nghiệm mà không cần dùng Thuốc. Vì vậy, tùy theo nguyên nhân, mức độ sốt mà có cách xử trí dùng Thuốc hoặc không dùng Thuốc một cách hợp lý.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Các chị em hãy cùng tìm hiểu những cách cung cấp đủ nước để giữ làn da luôn khỏe đẹp, tươi trẻ thách thức tiết trời oi bức mùa hè.
  • Vào những ngày hè nắng nóng, con tôi thường xuyên bị táo bón. Vậy xin hỏi bác sĩ, các bậc phụ huynh nên làm gì để phòng và điều trị táo bón cho trẻ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY