Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tuổi thọ trong gia đình liên quan tới năng lực nhận thức khi về già

Các nhà nghiên cứu tại Ðại học Boston (Mỹ) nói rằng nếu các thành viên trong gia đình bạn thường sống khỏe mạnh khi về già, thì có nhiều khả năng bạn cũng sẽ sở hữu và duy trì các ưu điểm về tuổi thọ và chức năng nhận thức giống như vậy khi lớn tuổi.

các nhà nghiên cứu tại ðại học boston (mỹ) nói rằng nếu các thành viên trong gia đình bạn thường sống khỏe mạnh khi về già, thì có nhiều khả năng bạn cũng sẽ sở hữu và duy trì các ưu điểm về tuổi thọ và chức năng nhận thức giống như vậy khi lớn tuổi.

 Tuổi thọ và sự minh mẫn khi về già có thể được di truyền qua các thế hệ.

tuổi thọ và sự minh mẫn khi về già có thể được di truyền qua các thế hệ.

Những phát hiện trên được đúc kết từ dự án “Nghiên cứu về các gia đình sống thọ (LLFS)”, dựa trên việc theo dõi sức khỏe hơn 5.000 người đến từ 600 gia đình trong thời gian 15 năm. Ðiểm khác biệt của LLFS với các dự án khác là chỉ tập trung nghiên cứu những người xuất thân từ các gia đình có thân nhân sống thọ. Kể từ năm 2006, các nhà khoa học đã theo dõi những người tham gia được chia theo 2 nhóm riêng biệt: một nhóm là những anh chị em ruột sống thọ và nhóm còn lại là con cái của họ. Ngoài ra, các chuyên gia cũng quan sát cả vợ/chồng của những đối tượng này vì họ có lối sống và các yếu tố môi trường sống giống nhau.

Nhóm nghiên cứu đánh giá năng lực nhận thức của những người tham gia thông qua việc kiểm tra nhiều tư duy phản biện, ví dụ như sự chú ý, chức năng điều hành và trí nhớ. theo đó, các đối tượng được kiểm tra năng lực trí não 2 lần trong 8 năm, nhằm tìm hiểu xem những người từ các gia đình sống thọ có chức năng nhận thức cơ bản tốt hơn vợ/chồng của họ hay không. bên cạnh đó, nhóm chuyên gia còn sử dụng một mô hình toán học phức tạp để đánh giá sự phát triển nhận thức của những người tham gia giữa 2 lần kiểm tra.

Kết quả cuối cùng cho thấy, những người xuất thân từ các gia đình sống thọ có kết quả đánh giá trí não tốt hơn so với vợ/chồng của họ trong cả 2 lần kiểm tra. Tiến sĩ Stacy Andersen, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định: “Bằng cách nghiên cứu các gia đình LLFS, chúng ta có thể tìm hiểu các yếu tố về di truyền, môi trường sống và lối sống cần thiết trong việc tối ưu hóa sức khỏe nhận thức suốt đời”.

Người cao tuổi có cơ chế tu sửa gien đặc biệt

Cũng liên quan đến vấn đề tuổi thọ, các nhà khoa học Ý mới đây phát hiện những người sống hơn 105 năm sở hữu nền tảng gien độc đáo giúp cơ thể họ tu sửa ADN hiệu quả hơn.

Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Ðại học Bologna đã so sánh bộ gien của 81 người từ 105 tuổi trở lên với 32 người lớn tuổi khỏe mạnh (trung bình 68 tuổi). Từng đối tượng được lấy mẫu máu và tiến hành “giải mã” trình tự bộ gien, nhằm giúp các chuyên gia tìm kiếm sự khác biệt về gien giữa 2 nhóm đối tượng. Sau khi phân tích, họ xác định được 5 thay đổi di truyền phổ biến giữa 2 gien COA1 và STK17A - xuất hiện thường xuyên hơn ở nhóm trên 105 tuổi. Trong đó, COA1 được coi là “chìa khóa” để duy trì sự kết nối bình thường giữa nhân tế bào và ty thể (nhà máy năng lượng của tế bào, thường giảm chức năng khi tuổi lớn dần), còn STK17A là gien tham gia vào phản ứng của tế bào đối với tổn thương ADN, mức độ của các phản ứng ôxy nguy hiểm và loại bỏ các tế bào bị tổn thương.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy nhóm trên 105 tuổi có ít đột biến gien hơn so với nhóm đối chứng. Thông thường, các đột biến gien tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật thường gia tăng khi chúng ta lớn tuổi, đồng nghĩa chúng có thể góp phần dẫn tới các bệnh do tuổi tác, gồm cả bệnh tim.

Theo các tác giả, những phát hiện trên làm sáng tỏ vì sao một số người có thể sống lâu mà vẫn tránh được các bệnh liên quan đến tuổi tác. ðây cũng là lần đầu tiên bộ gien của những người có tuổi thọ “siêu cao” được giải mã và phân tích chi tiết như vậy. theo liên hiệp quốc, thế giới hiện có khoảng 573.000 người thọ trên trăm tuổi còn sống.

AN NHIÊN (Theo Study Finds, Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tuoi-tho-trong-gia-dinh-lien-quan-toi-nang-luc-nhan-thuc-khi-ve-gia-a133055.html)

Tin cùng nội dung

  • Chẳng phải là những thành tích, kỷ lục gì ghê gớm để được ghi vào sách chuyện lạ Việt Nam, nhưng đối với người già lại là những điều quan trọng cần quan tâm nhất, bởi liên quan đến một thứ còn quý hơn… vàng, đó là sức khỏe.
  • Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần hơn. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, họ cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
  • Khi nói đến sữa, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến chọn sữa cho trẻ em. Những thắc mắc liên quan đến uống sữa làm sao cho khoẻ cũng chỉ nhằm đến trẻ sơ sinh hay đang tuổi ăn, tuổi lớn mà ít khi lưu tâm đến người già.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt. Nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng.
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY